Hành vi cạy phá cây ATM để trộm tiền có cấu thành tội cố ý làm hư hỏng tài sản không? Trường hợp thực hiện chưa thành có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

Cho tôi hỏi trường hợp người đang có hành vi cạy phá cây ATM để trộm tiền nhưng chưa thành và bị bắt giữ thì có thể đề nghị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người này hay không? Người này có bị tội cố ý làm hư hỏng tài sản không? Câu hỏi của anh T.P từ Nghệ An.

Hành vi cạy phá cây ATM để trộm tiền có cấu thành tội cố ý làm hư hỏng tài sản hay không?

Tội cố ý làm hư hỏng tài sản được quy định tại Điều 178 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bởi khoản 36 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) như sau:

Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản
1. Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;
đ) Tài sản là di vật, cổ vật.
...

Theo quy định vừa nêu thì có thể hiểu cố ý làm hư hỏng tài sản là việc người phạm tội thực hiện hành vi đập phá, cạy,....hoặc một số hành vi khác với mục đính chính là làm hư hỏng tài sản của người khác.

Đối với hành vi cạy phá cây ATM để trộm tiền sẽ được xem là hành vi chuẩn bị phạm tội nhằm tạo điều kiện để thực hiện hành vi trộm cắp tài sản.

Việc cạy phá cay ATM chỉ là một phương pháp để người phạm tội thực hiện hành vi trộm cắp tài sản của mình nên không thể cấu thành tội cố ý làm hư hỏng tài sản được.

Hành vi cạy phá cây ATM để trộm tiền có cấu thành tội cố ý làm hư hỏng tài sản không?

Hành vi cạy phá cây ATM để trộm tiền có cấu thành tội cố ý làm hư hỏng tài sản không? (Hình từ Internet)

Người thực hiện hành vi cạy phá cây ATM để trộm tiền nhưng chưa thành thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội trộm cắp không?

Trường hợp cá nhân thực hiện hành vi cạy phá cây ATM để trộm tiền nhưng chưa thành đã bị phát hiện và bị bắt thì chưa có cơ sở để truy cứu trách nhiệm hình sự về tội trộm cắp tài sản.

Do đó, trong trường hợp này cá nhân có thể sẽ bị xử phạt hành chính và bồi thường thiệt hại theo quy định tại Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015 và Điều 588 Bộ luật Dân sự 2015.

Mức xử phạt vi phạm hành chính đối với tội trộm cắp tài sản được quy định tại khoản 1 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP như sau:

Vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của tổ chức, cá nhân khác
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Trộm cắp tài sản, xâm nhập vào khu vực nhà ở, kho bãi hoặc địa điểm khác thuộc quản lý của người khác nhằm mục đích trộm cắp, chiếm đoạt tài sản;
...

Như vây, người thực hiện hành vi cạy phá cây ATM để trộm tiền nhưng chưa thành thì có thể bị xử phạt từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.

Người thực hiện hành vi cạy phá cây ATM để trộm tiền sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự như thế nào?

Tội trộm cắp tài sản được quy định tại Điều 173 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bởi khoản 34 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) như sau:

Tội trộm cắp tài sản
1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 174, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;
đ) Tài sản là di vật, cổ vật.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
d) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;
đ) Hành hung để tẩu thoát;
e) Tài sản là bảo vật quốc gia;
g) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
b) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
b) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Theo đó, tùy theo số tiền mà người phạm tội lấy được sau khi cạy phá cây ATM mà mức độ truy cứu trách nhiệm hình sự sẽ khác nhau.

Mức truy cứu trách nhiệm hình sự cao nhất đối với tội trộm cắp tài sản có thể lên đến 20 năm tù.

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Trộm cắp tài sản Tải về trọn bộ quy định liên quan Trộm cắp tài sản:
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Xài ké wifi nhà người khác có thể bị phạt tiền, thậm chí truy cứu hình sự theo quy định của pháp luật?
Pháp luật
Đang hưởng án treo về tội trộm cắp tài sản nhưng tiếp tục phạm tội thì áp dụng hình phạt như thế nào?
Pháp luật
Người lao động muốn lấy trộm tài sản công ty nhưng chưa thực hiện được đã bị phát hiện thì có thể sa thải không?
Pháp luật
Trong vụ án trộm cắp tài sản là xe máy người em mượn của người chị, giấy tờ mang tên chị, thì ai được xác định là bị hại?
Pháp luật
Phạm tội lần đầu về hành vi trộm cắp tài sản thì mức đặt tiền để bảo đảm phải bao nhiêu mới được tại ngoại?
Pháp luật
Nếu tái phạm với hành vi trộm cắp tài sản sau khi bị xử phạt vi phạm hành chính có bị phạt tù không?
Pháp luật
Trộm cắp tài sản nhiều lần nhưng không liên tiếp, liền kề và mỗi lần chưa tới 2 triệu đồng thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Pháp luật
Cơ quan có thẩm quyền có thể khởi tố vụ án trộm cắp tài sản khi không có yêu cầu của bị hại không?
Pháp luật
Tiền phúng điếu là gì? Trộm tiền phúng điếu trên 2 triệu thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự như thế nào?
Pháp luật
Chưa có tiền sự tiền án mà trộm cắp tài sản thì sẽ bị xử lý vi phạm hành chính hay truy cứu trách nhiệm hình sự?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Trộm cắp tài sản
669 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Trộm cắp tài sản
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào