Hành vi cản trở quyền tiếp cận với dịch vụ tư vấn về phòng chống HIV/AIDS của người khác sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
Có bao nhiêu nhóm hành vi bi nghiêm cấm trong hoạt động phòng chống HIV/AIDS?
Căn cứ theo quy định tại Điều 8 Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) 2006 thì sẽ có 12 nhóm hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động phòng chống HIV/AIDS như sau:
- Cố ý lây truyền hoặc truyền HIV cho người khác.
- Đe dọa truyền HIV cho người khác.
- Kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV.
- Cha, mẹ bỏ rơi con chưa thành niên nhiễm HIV; người giám hộ bỏ rơi người được mình giám hộ nhiễm HIV.
- Công khai tên, địa chỉ, hình ảnh của người nhiễm HIV hoặc tiết lộ cho người khác biết việc một người nhiễm HIV khi chưa được sự đồng ý của người đó, trừ trường hợp quy định tại Điều 30 của Luật này.
- Đưa tin bịa đặt về nhiễm HIV đối với người không nhiễm HIV.
- Bắt buộc xét nghiệm HIV, trừ trường hợp quy định tại Điều 28 của Luật này.
- Truyền máu, sản phẩm máu, ghép mô, bộ phận cơ thể có HIV cho người khác.
- Từ chối khám bệnh, chữa bệnh cho người bệnh vì biết hoặc nghi ngờ người đó nhiễm HIV.
- Từ chối mai táng, hoả táng người chết vì lý do liên quan đến HIV/AIDS.
- Lợi dụng hoạt động phòng, chống HIV/AIDS để trục lợi hoặc thực hiện các hành vi trái pháp luật.
- Các hành vi bị nghiêm cấm khác theo quy định của pháp luật.
Ai cũng có quyền tiếp cận với dịch vụ tư vấn về phòng chống HIV/AIDS theo quy định của pháp luật đúng không? (Hình từ internet)
Ai cũng có quyền tiếp cận với dịch vụ tư vấn về phòng chống HIV/AIDS đúng không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 22 Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) 2006 về tư vấn về phòng chống HIV/AIDS như sau:
Tư vấn về phòng, chống HIV/AIDS
1. Mọi người có quyền tiếp cận với dịch vụ tư vấn về phòng, chống HIV/AIDS.
2. Các cơ sở y tế có trách nhiệm tư vấn về phòng, chống HIV/AIDS theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
3. Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân thành lập tổ chức tư vấn về phòng, chống HIV/AIDS.
Điều kiện thành lập và nội dung hoạt động của tổ chức tư vấn về phòng, chống HIV/AIDS do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định.
4. Việc tư vấn về phòng, chống HIV/AIDS trước và sau khi xét nghiệm HIV thực hiện theo quy định tại Điều 26 của Luật này.
Theo đó, mọi người đều có quyền tiếp cận với dịch vụ tư vấn về phòng chống HIV/AIDS theo quy định của pháp luật. Và các cơ sở y tế có trách nhiệm tư vấn về phòng, chống HIV/AIDS theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
Ngoài ra, nhà nước còn khuyến khích tổ chức, cá nhân thành lập tổ chức tư vấn về phòng, chống HIV/AIDS. Điều kiện thành lập và nội dung hoạt động của tổ chức tư vấn về phòng, chống HIV/AIDS do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định.
Hành vi cản trở quyền tiếp cận với dịch vụ tư vấn về phòng chống HIV/AIDS của người khác sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 20 Nghị định 117/2020/NĐ-CP về mức xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về tư vấn và xét nghiệm HIV như sau:
Vi phạm quy định về tư vấn và xét nghiệm HIV
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Cản trở quyền tiếp cận với dịch vụ tư vấn về phòng, chống HIV/AIDS của người khác;
b) Không tư vấn về phòng, chống HIV/AIDS trong quá trình chăm sóc, điều trị cho đối tượng là phụ nữ nhiễm HIV trong thời kỳ mang thai, cho con bú, người bị phơi nhiễm với HIV;
c) Thực hiện không đúng quy trình, nội dung tư vấn trước và sau khi xét nghiệm HIV;
d) Tư vấn trước và sau khi xét nghiệm HIV khi chưa được tập huấn về tư vấn phòng, chống HIV/AIDS;
đ) Thực hiện việc tư vấn về phòng, chống HIV/AIDS tại cơ sở tư vấn không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật;
e) Không phản hồi hoặc phản hồi danh sách người nhiễm HIV trong giám sát HIV/AIDS không theo đúng quy định của pháp luật;
g) Không lưu giữ hoặc lưu giữ không đúng quy định của pháp luật đối với kết quả xét nghiệm, các mẫu máu, túi máu, chế phẩm máu, bệnh phẩm nhiễm HIV;
h) Không tiêu hủy hoặc tiêu hủy các mẫu máu, túi máu, chế phẩm máu, bệnh phẩm nhiễm HIV không theo đúng quy định của pháp luật;
i) Vi phạm quy định về chế độ báo cáo HIV/AIDS theo quy định của pháp luật.
...
Theo đó, hành vi cản trở quyền tiếp cận với dịch vụ tư vấn về phòng chống HIV/AIDS của người khác thì có thể sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
*Lưu ý: Mức phạt tiền quy định ở trên là mức phạt tiền được áp dụng với hành vi vi phạm của cá nhân. Nếu tổ chức có cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân (Theo quy định tại khoản 5 Điều 4 Nghị định 117/2020/NĐ-CP).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự có thời hạn bao lâu? Trường hợp nào được ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận?
- Trạm y tế được giới thiệu, chuyển người bệnh đến cơ sở khám bệnh chữa bệnh khác trong trường hợp nào?
- Liên hệ bản thân về 19 điều Đảng viên không được làm? Liên hệ bản thân về những điều Đảng viên không được làm?
- Nhân viên y tế học đường là gì? Mức hỗ trợ phụ cấp cho nhân viên y tế học đường hiện nay là bao nhiêu?