Hành nghề khoan nước dưới đất quy mô vừa được quy định như thế nào? Người đứng đầu tổ chức hành nghề này có trình độ như thế nào?
Hành nghề khoan nước dưới đất quy mô vừa được quy định như thế nào?
Hành nghề khoan nước dưới đất quy mô vừa được quy định tại điểm b khoản 1 Điều 3 Nghị định 60/2016/NĐ-CP như sau:
Quy mô hành nghề khoan nước dưới đất
1. Quy mô hành nghề khoan nước dưới đất được quy định như sau:
a) Hành nghề khoan nước dưới đất quy mô nhỏ là hành nghề khoan và lắp đặt các giếng khoan nước dưới đất có đường kính ống chống hoặc ống vách nhỏ hơn 110 mm và thuộc công trình có lưu lượng nhỏ hơn 200 m3/ngày đêm;
b) Hành nghề khoan nước dưới đất quy mô vừa là hành nghề khoan và lắp đặt các giếng khoan nước dưới đất có đường kính ống chống hoặc ống vách nhỏ hơn 250 mm và thuộc công trình có lưu lượng từ 200 m3/ngày đêm đến dưới 3.000 m3/ngày đêm;
c) Hành nghề khoan nước dưới đất quy mô lớn gồm các trường hợp không quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này.
2. Công trình quy định tại khoản 1 Điều này là hệ thống gồm một hoặc nhiều giếng khoan nằm trong một khu vực thăm dò, khai thác nước dưới đất và khoảng cách liền kề giữa chúng không lớn hơn 1.000 m, thuộc sở hữu của một tổ chức hoặc cá nhân; lưu lượng của một công trình là tổng lưu lượng của các giếng khoan thuộc công trình đó.
3. Tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất ở quy mô nào thì được phép hành nghề ở quy mô đó và các quy mô nhỏ hơn; được hành nghề khoan, lắp đặt các lỗ khoan, giếng khoan thăm dò, khai thác, điều tra, khảo sát để phục vụ mục đích khai thác, nghiên cứu, đánh giá, quan trắc nước dưới đất, có đường kính tương đương với quy định tại khoản 1 Điều này.
Như vậy, theo quy định trên thì hành nghề khoan nước dưới đất quy mô vừa là hành nghề khoan và lắp đặt các giếng khoan nước dưới đất có đường kính ống chống hoặc ống vách nhỏ hơn 250 mm và thuộc công trình có lưu lượng từ 200 m3/ngày đêm đến dưới 3.000 m3/ngày đêm.
Hành nghề khoan nước dưới đất quy mô vừa (Hình từ Internet)
Người đứng đầu tổ chức hành nghề khoan nước dưới đất quy mô vừa có trình độ như thế nào?
Người đứng đầu tổ chức hành nghề khoan nước dưới đất quy mô vừa có trình độ được quy định tại điểm b khoản 2 Điều 4 Nghị định 60/2016/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 7 Nghị định 136/2018/NĐ-CP như sau:
Điều kiện để được cấp giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất
Tổ chức, cá nhân hành nghề khoan nước dưới đất có đủ các điều kiện sau đây:
1. Có quyết định thành lập tổ chức của cấp có thẩm quyền hoặc một trong các loại giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với tổ chức hoặc giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh đối với nhóm cá nhân, hộ gia đình do cơ quan có thẩm quyền cấp.
2. Người đứng đầu tổ chức (Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc) hoặc người chịu trách nhiệm chính về kỹ thuật của tổ chức, cá nhân hành nghề (sau đây gọi chung là người chịu trách nhiệm chính về kỹ thuật) phải đáp ứng các điều kiện sau:
a) Đối với hành nghề khoan nước dưới đất quy mô nhỏ:
Có trình độ chuyên môn tốt nghiệp trung cấp trở lên thuộc các ngành địa chất (địa chất thăm dò, địa chất thủy văn, địa chất công trình, địa kỹ thuật), khoan hoặc công nhân khoan có tay nghề bậc 3/7 hoặc tương đương trở lên; đã trực tiếp tham gia thiết kế, lập báo cáo hoặc thi công khoan ít nhất 03 (ba) công trình khoan nước dưới đất.
Trường hợp không có một trong các văn bằng quy định nêu trên thì đã trực tiếp thi công ít nhất 05 (năm) công trình khoan nước dưới đất;
b) Đối với hành nghề khoan nước dưới đất quy mô vừa:
Có trình độ chuyên môn tốt nghiệp trung cấp trở lên thuộc các ngành địa chất (địa chất thăm dò, địa chất thủy văn, địa chất công trình, địa kỹ thuật), khoan; đã trực tiếp tham gia lập đề án, báo cáo thăm dò, thiết kế hệ thống giếng khai thác hoặc chỉ đạo thi công ít nhất 03 (ba) công trình khoan nước dưới đất có lưu lượng từ 200 m3/ngày đêm trở lên;
c) Đối với hành nghề khoan nước dưới đất quy mô lớn:
Có trình độ chuyên môn tốt nghiệp đại học trở lên thuộc các ngành địa chất (địa chất thăm dò, địa chất thủy văn, địa chất công trình, địa kỹ thuật), khoan; đã trực tiếp tham gia lập đề án, báo cáo thăm dò, thiết kế hệ thống giếng khai thác hoặc chỉ đạo thi công ít nhất 03 (ba) công trình khoan nước dưới đất có lưu lượng từ 3.000m3/ngày đêm trở lên.
Như vậy, theo quy định trên thì người đứng đầu tổ chức hành nghề khoan nước dưới đất quy mô vừa có trình độ chuyên môn tốt nghiệp trung cấp trở lên thuộc các ngành địa chất (địa chất thăm dò, địa chất thủy văn, địa chất công trình, địa kỹ thuật), khoan; đã trực tiếp tham gia lập đề án, báo cáo thăm dò, thiết kế hệ thống giếng khai thác hoặc chỉ đạo thi công ít nhất 03 công trình khoan nước dưới đất có lưu lượng từ 200 m3/ngày đêm trở lên.
Thời hạn giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất quy mô vừa là bao nhiêu năm?
Thời hạn giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất quy mô vừa được quy định tại Điều 7 Thông tư 40/2014/TT-BTNMT như sau:
Thời hạn giấy phép
Thời hạn của giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất là năm (05) năm và được xem xét gia hạn nhiều lần, mỗi lần gia hạn là ba (03) năm.
Như vậy, theo quy định trên thì thời hạn giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất quy mô vừa là 05 năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ghi mẫu 02B Bản kiểm điểm đảng viên phần phương hướng biện pháp khắc phục hạn chế khuyết điểm Đảng viên thế nào?
- Thời gian đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK? Nhà đầu tư đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK phải nắm rõ điều gì?
- Điều kiện kinh doanh thiết bị y tế loại A là gì? Thiết bị y tế được phân loại theo quy định hiện nay thế nào?
- Mẫu giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?
- Cách viết Biên bản họp đánh giá chất lượng Đảng viên cuối năm? Các bước đánh giá chất lượng Đảng viên như thế nào?