Hành lý ký gửi được vận chuyển đến ga chậm hơn thỏa thuận thì doanh nghiệp vận tải đường sắt quốc gia phải có trách nhiệm làm gì?

Hành lý ký gửi được vận chuyển đến ga chậm hơn thỏa thuận thì vận tải đường sắt quốc gia phải có trách nhiệm làm gì? Kỳ hạn nhận hành lý ký gửi của doanh nghiệp vận tải đường sắt quốc gia được tính từ thời điểm nào? Tôi xin cảm ơn. Câu hỏi của anh T (Lâm Đồng).

Hành lý ký gửi được vận chuyển đến ga chậm hơn thỏa thuận thì doanh nghiệp vận tải đường sắt quốc gia phải có trách nhiệm làm gì?

Hành lý ký gửi được vận chuyển đến ga chậm hơn thỏa thuận thì doanh nghiệp vận tải đường sắt quốc gia phải có trách nhiệm theo quy định tại Điều 15 Thông tư 09/2018/TT-BGTVT, nội dung như sau:

Báo tin hành lý ký gửi đến
1. Khi hành lý ký gửi được vận chuyển tới ga đến, doanh nghiệp phải báo tin ngay cho người nhận biết và xác nhận về thời điểm mà người nhận hành lý ký gửi đã nhận được tin báo.
2. Hành lý ký gửi đến ga đến chậm hơn hoặc sớm hơn theo thỏa thuận giữa hành khách, người gửi hành lý ký gửi với doanh nghiệp thì doanh nghiệp có trách nhiệm báo tin kịp thời cho hành khách, người gửi hành lý ký gửi và người nhận.

Như vậy, hành lý ký gửi được vận chuyển đến ga chậm hơn thỏa thuận thì doanh nghiệp vận tải đường sắt quốc gia phải có trách nhiệm báo tin kịp thời cho hành khách, người gửi hành lý ký gửi và người nhận.

Hành lý ký gửi được vận chuyển đến ga chậm hơn thỏa thuận thì doanh nghiệp vận tải đường sắt quốc gia phải có trách nhiệm làm gì?

Hành lý ký gửi (Hình từ Internet)

Kỳ hạn nhận hành lý ký gửi của doanh nghiệp vận tải đường sắt quốc gia được tính từ thời điểm nào?

Kỳ hạn nhận hành lý ký gửi của doanh nghiệp vận tải đường sắt quốc gia được tính từ thời điểm quy định tại Điều 16 Thông tư 09/2018/TT-BGTVT, nội dung như sau:

Kỳ hạn vận chuyển, nhận hành lý ký gửi
1. Kỳ hạn vận chuyển hành lý ký gửi bao gồm thời hạn nhận tại ga đi, thời gian vận chuyển trên đường và kỳ hạn nhận hành lý ký gửi tại ga đến.
2. Kỳ hạn nhận hành lý ký gửi là thời gian doanh nghiệp trao trả hành lý ký gửi cho người nhận được tính từ khi người nhận hành lý ký gửi nhận được tin báo của doanh nghiệp về việc hành lý ký gửi đã được vận chuyển đến ga.
3. Doanh nghiệp quy định và công bố công khai kỳ hạn quy định tại các khoản 1 và khoản 2 Điều này và việc giải quyết bồi thường thiệt hại do vi phạm kỳ hạn.

Như vậy, kỳ hạn nhận hành lý ký gửi của doanh nghiệp vận tải đường sắt quốc gia được tính từ thời điểm người nhận hành lý ký gửi nhận được tin báo của doanh nghiệp về việc hành lý ký gửi đã được vận chuyển đến ga.

Người nhận hành lý bị mất vé hành lý thì phải làm gì để được phép nhận lại hành lý ký gửi?

Người nhận hành lý bị mất vé hành lý thì phải làm gì để được phép nhận lại hành lý ký gửi cần căn cứ quy định tại Điều 17 Thông tư 09/2018/TT-BGTVT, nội dung như sau:

Giao trả hành lý ký gửi
1. Khi nhận hành lý ký gửi, hành khách, người nhận hành lý ký gửi phải kiểm tra hành lý, xuất trình và trả lại cho doanh nghiệp vé hành lý.
2. Đối với người nhận hành lý ký gửi ngoài việc thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều này đồng thời phải xuất trình một trong các giấy tờ theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư này.
3. Trường hợp hành khách, người nhận hành lý ký gửi bị mất vé hành lý thì phải kê khai, khai báo các nội dung liên quan cần thiết theo hướng dẫn của doanh nghiệp; xuất trình một trong các giấy tờ theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư này, để được nhận hành lý.
4. Trường hợp hành lý ký gửi bị mất mát, giảm khối lượng, hư hỏng hoặc giảm chất lượng sai khác so với nội dung đã được kê khai theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Thông tư này, hành khách, người nhận hành lý ký gửi phải kịp thời báo với người đại diện bên giao hành lý ký gửi của doanh nghiệp và bên giao hành lý ký gửi của doanh nghiệp có trách nhiệm lập biên bản xác nhận hiện trạng của hành lý ký gửi với hành khách, người nhận hành lý ký gửi để làm cơ sở bồi thường và giải quyết tranh chấp (nếu có).
5. Doanh nghiệp có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi nhất để hành khách và người nhận hành lý ký gửi nhận hành lý.

Dẫn chiếu đến quy định tại Điều 5 Thông tư 09/2018/TT-BGTVT, nội dung như sau:

Quy định về bán vé hành khách
1. Doanh nghiệp phải tổ chức bán vé tại nhiều địa điểm, nhiều ngày trước thời điểm tàu chạy, nhiều phương thức bán vé tạo điều kiện thuận lợi cho người mua vé.
2. Trường hợp cần thiết, doanh nghiệp có thể đề nghị người mua vé cung cấp giấy tờ tùy thân hoặc các giấy tờ khác có đầy đủ các thông tin cá nhân được pháp luật công nhận. Trường hợp mua vé trực tuyến qua mạng thông tin điện tử, người mua vé phải cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết theo quy định của doanh nghiệp.
3. Căn cứ vào từng thời điểm cụ thể, từng loại chỗ, từng loại tàu, doanh nghiệp quy định cụ thể việc ghi họ, tên, số giấy hoặc số thẻ lên vé theo một trong các giấy tờ quy định tại khoản 2 Điều này.

Như vậy, để được phép nhận lại hành lý ký gửi thì người nhận hành lý bị mất vé hành lý thì phải thực hiện yêu cầu sau:

- Phải kê khai, khai báo các nội dung liên quan cần thiết theo hướng dẫn của doanh nghiệp.

- Xuất trình giấy tờ tùy thân hoặc các giấy tờ khác có đầy đủ các thông tin cá nhân được pháp luật công nhận.

Kinh doanh vận tải đường sắt
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Kinh doanh vận tải đường sắt là gì? Doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt có được vận chuyển thi hài, hài cốt không?
Pháp luật
Kinh doanh vận tải đường sắt là gì? Nếu kết cấu hạ tầng đường sắt bị hư hại thì doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt có được bồi thường không?
Pháp luật
Doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt có bắt buộc phải lập hóa đơn khi người thuê vận tải giao hàng hóa hay không?
Pháp luật
Doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt được ưu đãi lãi suất khi vay từ nguồn tín dụng đầu tư của Nhà nước hay không?
Pháp luật
Doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt đô thị phải có bao nhiêu người quản lý, điều hành doanh nghiệp?
Pháp luật
Doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt với người thuê vận tải có quyền thỏa thuận hình thức của hợp đồng vận tải hàng hóa bằng đường sắt không?
Pháp luật
Doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt có phải báo cáo Bộ Giao thông vận tải và Bộ Công an về số lượng nhân viên bảo vệ trên tàu đang quản lý không?
Pháp luật
Hành lý ký gửi được vận chuyển đến ga chậm hơn thỏa thuận thì doanh nghiệp vận tải đường sắt quốc gia phải có trách nhiệm làm gì?
Pháp luật
Quy định về vận tải hành lý bằng đường sắt như thế nào? Trường hợp phát hiện hành lý thuộc loại hàng bị cấm vận tải thì xử lý ra sao?
Pháp luật
Kinh doanh vận tải đường sắt có những hình thức nào? Trường hợp hành khách bị mất vé thì có lên tàu được không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Kinh doanh vận tải đường sắt
157 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Kinh doanh vận tải đường sắt
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào