Hành lang bảo vệ nguồn nước được lập để thực hiện những chức năng nào? Những hành vi nào bị cấm trong phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước?
Hành lang bảo vệ nguồn nước được lập để thực hiện những chức năng nào?
Căn cứ Điều 4 Nghị định 43/2015/NĐ-CP quy định về chức năng của hành lang bảo vệ nguồn nước như sau:
Chức năng của hành lang bảo vệ nguồn nước
1. Hành lang bảo vệ nguồn nước được lập để thực hiện các chức năng sau đây:
a) Bảo vệ sự ổn định của bờ và phòng, chống lấn chiếm đất ven nguồn nước;
b) Phòng, chống các hoạt động có nguy cơ gây ô nhiễm, suy thoái nguồn nước;
c) Bảo vệ, bảo tồn và phát triển hệ sinh thái thủy sinh, các loài động, thực vật tự nhiên ven nguồn nước;
d) Tạo không gian cho các hoạt động văn hóa, thể thao, vui chơi, giải trí, bảo tồn và phát triển các giá trị về lịch sử, văn hóa, du lịch, tín ngưỡng liên quan đến nguồn nước.
2. Chức năng của hành lang bảo vệ nguồn nước quy định tại Khoản 1 Điều này được xác định cho toàn bộ hành lang hoặc từng đoạn của hành lang theo yêu cầu bảo vệ nguồn nước.
3. Chức năng của hành lang bảo vệ nguồn nước được thể hiện trong Danh mục các nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ nguồn nước và là căn cứ để xác định phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước theo quy định của Nghị định này.
Theo quy định trên, hành lang bảo vệ nguồn nước được lập để thực hiện những chức năng sau:
+ Bảo vệ sự ổn định của bờ và phòng, chống lấn chiếm đất ven nguồn nước.
+ Phòng, chống các hoạt động có nguy cơ gây ô nhiễm, suy thoái nguồn nước.
+ Bảo vệ, bảo tồn và phát triển hệ sinh thái thủy sinh, các loài động, thực vật tự nhiên ven nguồn nước.
+ Tạo không gian cho các hoạt động văn hóa, thể thao, vui chơi, giải trí, bảo tồn và phát triển các giá trị về lịch sử, văn hóa, du lịch, tín ngưỡng liên quan đến nguồn nước.
Hành lang bảo vệ nguồn nước (Hình từ Internet)
Việc lập, quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước được thực hiện dựa trên những nguyên tắc nào?
Theo Điều 5 Nghị định 43/2015/NĐ-CP quy định về nguyên tắc lập, quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước như sau:
Nguyên tắc lập, quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước
1. Bảo đảm yêu cầu bảo vệ nguồn nước, đồng thời phải bảo đảm hài hòa quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân có liên quan.
2. Ranh giới hành lang bảo vệ nguồn nước được thể hiện trên bản đồ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
3. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và các quy hoạch chuyên ngành khác phải bảo đảm việc duy trì, phát triển các chức năng của hành lang bảo vệ nguồn nước đã được phê duyệt.
4. Việc lập hành lang bảo vệ nguồn nước phải bảo đảm công khai, dân chủ.
Theo đó, việc lập, quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước phải đảm yêu cầu bảo vệ nguồn nước, đồng thời phải bảo đảm hài hòa quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân có liên quan.
Ranh giới hành lang bảo vệ nguồn nước được thể hiện trên bản đồ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Đồng thời quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và các quy hoạch chuyên ngành khác phải bảo đảm việc duy trì, phát triển các chức năng của hành lang bảo vệ nguồn nước đã được phê duyệt.
Và việc lập hành lang bảo vệ nguồn nước phải bảo đảm công khai, dân chủ.
Những hành vi nào bị cấm trong phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước?
Theo quy định tại Điều 6 Nghị định 43/2015/NĐ-CP về các hành vi bị cấm trong phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước như sau:
Các hành vi bị cấm trong phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước
1. Các hành vi gây đe dọa, làm suy giảm chức năng của hành lang bảo vệ nguồn nước; gây sạt, lở bờ sông, suối, kênh, rạch, hồ chứa hoặc gây ảnh hưởng nghiêm trọng, uy hiếp đến sự ổn định, an toàn của sông, suối, kênh rạch, hồ chứa.
2. Lấn chiếm, sử dụng trái phép đất thuộc phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước; sử dụng đất không đúng mục đích đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
3. Xây dựng mới hoặc mở rộng quy mô bệnh viện, cơ sở y tế điều trị bệnh truyền nhiễm, nghĩa trang, bãi chôn lấp chất thải, cơ sở sản xuất hóa chất độc hại, cơ sở sản xuất, chế biến có nước thải nguy hại.
Như vậy, những hành vi nào bị cấm trong phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước là những hành vi sau:
+ Các hành vi gây đe dọa, làm suy giảm chức năng của hành lang bảo vệ nguồn nước; gây sạt, lở bờ sông, suối, kênh, rạch, hồ chứa hoặc gây ảnh hưởng nghiêm trọng, uy hiếp đến sự ổn định, an toàn của sông, suối, kênh rạch, hồ chứa.
+ Lấn chiếm, sử dụng trái phép đất thuộc phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước; sử dụng đất không đúng mục đích đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
+ Xây dựng mới hoặc mở rộng quy mô bệnh viện, cơ sở y tế điều trị bệnh truyền nhiễm, nghĩa trang, bãi chôn lấp chất thải, cơ sở sản xuất hóa chất độc hại, cơ sở sản xuất, chế biến có nước thải nguy hại.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thực hiện quyền đối với bất động sản liền kề nhằm mục đích gì? Căn cứ xác lập quyền đối với bất động sản liền kề là gì?
- Có được xin ân giảm án tử hình không? Nộp đơn xin ân giảm án tử hình vào thời gian nào theo quy định hiện nay?
- Trường hợp nào cải tạo xe quân sự không phải lập hồ sơ thiết kế theo Thông tư 70? Hồ sơ đề nghị thẩm định, phê duyệt Hồ sơ thiết kế cải tạo xe quân sự gồm những tài liệu gì?
- Hội đồng Thi đua Khen thưởng ngành Kiểm sát nhân dân có được sử dụng con dấu của Viện kiểm sát nhân dân tối cao?
- Đối tượng mở tài khoản giao thông? Một tài khoản giao thông có thể chi trả cho nhiều phương tiện tham gia giao thông không?