Hành khách đến chậm sau khi phương tiện thủy nội địa xuất bến thì có được hoàn lại tiền vé hay không?
Hành khách đến chậm sau khi phương tiện thủy nội địa xuất bến thì có thể được hoàn lại tiền vé hay không?
Căn cứ theo Điều 11 Thông tư 80/2014/TT-BGTVT quy định về việc xử lý vé hành khách đối với phương tiện thủy nội địa như sau:
Xử lý vé hành khách
1. Hành khách đi qua cảng, bến thủy nội địa ghi trong vé thì phải mua vé bổ sung quãng đường đi thêm.
2. Hành khách có nhu cầu lên tại cảng, bến gần hơn cảng, bến thủy nội địa đến đã ghi trong vé thì không được hoàn lại tiền vé đoạn đường không đi.
3. Hành khách trả lại vé ít nhất 01 giờ trước thời gian phương tiện xuất bến được hoàn lại 90% giá vé.
4. Hành khách có vé nhưng đến chậm sau khi phương tiện đã xuất bến theo lịch chạy tàu đã công bố mà không thông báo cho người kinh doanh vận tải hoặc người bán vé biết thì thực hiện theo các quy định sau đây:
a) Hành khách muốn đi chuyến kế tiếp thì người kinh doanh vận tải có trách nhiệm bố trí cho hành khách đi chuyến kế tiếp và thu thêm 50% giá vé;
b) Hành khách không muốn đi chuyến kế tiếp thì không được hoàn lại tiền vé.
5. Hành khách có vé nhưng đến chậm sau khi phương tiện đã xuất bến và đã thông báo cho người kinh doanh vận tải hoặc người bán vé (bằng điện thoại, điện tín, Fax hoặc Email) 02 giờ trước thời gian phương tiện xuất bến theo lịch chạy tàu đã công bố thì giải quyết theo các quy định sau đây:
a) Hành khách muốn đi chuyến kế tiếp thì người kinh doanh vận tải có trách nhiệm bố trí cho hành khách đi chuyến kế tiếp và được thu thêm 20% giá vé;
b) Hành khách không muốn đi chuyến kế tiếp, nếu trả lại vé thì được hoàn lại 90% giá vé.
Như vậy, theo quy định nêu trên, tùy từng trường hợp hành khách đã thông báo cho người kinh doanh vận tải hoặc người bán vé biết về việc mình đến chậm hay chưa thì việc hoàn lại vé sẽ được xác định khác nhau, cụ thể được thực hiện như sau:
(1) Hành khách không thông báo cho người kinh doanh vận tải hoặc người bán vé biết mình đến trễ:
- Hành khách muốn đi chuyến kế tiếp thì người kinh doanh vận tải có trách nhiệm bố trí cho hành khách đi chuyến kế tiếp và thu thêm 50% giá vé;
- Hành khách không muốn đi chuyến kế tiếp thì không được hoàn lại tiền vé.
(2) Hành khách có thông báo cho người kinh doanh vận tải hoặc người bán vé biết mình đến trễ:
- Hành khách muốn đi chuyến kế tiếp thì người kinh doanh vận tải có trách nhiệm bố trí cho hành khách đi chuyến kế tiếp và được thu thêm 20% giá vé;
- Hành khách không muốn đi chuyến kế tiếp, nếu trả lại vé thì được hoàn lại 90% giá vé.
Lưu ý: Thông báo phải bằng điện thoại, điện tín, Fax hoặc Email trước thời gian phương tiện xuất bến theo lịch chạy tàu đã công bố ít nhất 02 giờ.
Theo đó, đối với trường hợp hành khách đến trễ nhưng không thông báo cho người kinh doanh vận tải hoặc người bán vé biết thì sẽ không được hoàn lại tiền vé. Trường hợp có thông báo trước thì hành khách có thể được hoàn đến 90% giá vé.
Vé khi tham gia phương tiện thủy nội địa (Hình từ Internet)
Trường hợp nào được miễn giá vé khi tham gia phương tiện thủy nội địa?
Tại Điều 10 Thông tư 80/2014/TT-BGTVT (được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 59/2015/TT-BGTVT) quy định về việc miễn, giảm giá vé hành khách đường thủy nội địa như sau:
Miễn, giảm giá vé hành khách
1. Trẻ em dưới một tuổi được miễn vé nhưng phải ngồi chung với hành khách đi kèm. Khi lên tàu phải xuất trình Giấy khai sinh của trẻ em để được miễn vé.
2. Người cao tuổi được giảm tối thiểu 15% giá vé. Khi mua vé phải xuất trình giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ hợp pháp khác chứng minh là người cao tuổi để được giảm giá vé.
3. Người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng được giảm tối thiểu 25% giá vé. Khi mua vé phải xuất trình giấy xác nhận khuyết tật để được giảm giá vé.
4. Ngoài các đối tượng quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này, các tổ chức, cá nhân kinh doanh vận chuyển hàng hóa, hành khách, hành lý, bao gửi trên đường thủy nội địa căn cứ quy định của pháp luật để quy định mức miễn, giảm giá vé cho hành khách.
Theo đó, trẻ em dưới một tuổi sẽ được miễn vé nhưng phải ngồi chung với hành khách đi kèm và khi lên tàu phải xuất trình được Giấy khai sinh của trẻ em để được miễn vé.
Lưu ý: Ngoài các đối tượng quy định trên đây thì các tổ chức, cá nhân kinh doanh vận chuyển hàng hóa, hành khách, hành lý, bao gửi trên đường thủy nội địa căn cứ quy định của pháp luật để quy định mức miễn, giảm giá vé cho hành khách.
Không được để những hành lý gì trong khoang hành khách của phương tiện thủy nội địa?
Căn cứ theo Điều 12 Thông tư 80/2014/TT-BGTVT thì sẽ không được để trong khoang hành khách của phương tiện thủy nội địa những hành lý, bao gửi sau đây:
- Hài cốt (trừ lọ tro);
- Động vật có trọng lượng từ 10 kg/con trở lên hoặc có mùi hôi;
- Hàng hóa có mùi hôi, thối;
- Hàng công kềnh, cản trở lối đi trên phương tiện.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Địa điểm làm thủ tục hải quan là địa điểm nào theo quy định Luật Hải quan? Thủ tục hải quan là gì?
- Thành viên tạo lập thị trường là gì? Thành viên tạo lập thị trường được đồng thời thực hiện các giao dịch nào?
- Người đại diện của người bệnh thành niên có phải là thân nhân của người bệnh không? Có được lựa chọn người đại diện cho mình không?
- Doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ hoạt động trong những lĩnh vực nào thì được giảm thuế TNDN?
- Cơ sở lưu trú du lịch đáp ứng tối thiểu bao nhiêu lượt khách lưu trú thì được công nhận khu du lịch cấp tỉnh?