Hàng tồn kho của doanh nghiệp nhỏ và vừa bao gồm những gì? Phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho xuất trong kỳ?

Tôi có một vài thắc mắc muốn nhờ giải đáp như sau: Hàng tồn kho của doanh nghiệp nhỏ và vừa bao gồm những gì? Khi xác định giá trị hàng tồn kho xuất trong kỳ, doanh nghiệp nhỏ và vừa áp dụng những phương pháp nào? Câu hỏi của chị V từ Lâm Đồng.

Hàng tồn kho của doanh nghiệp nhỏ và vừa bao gồm những gì?

Hàng tồn kho của doanh nghiệp nhỏ và vừa được quy định tại Điều 22 Thông tư 133/2016/TT-BTC như sau:

Nguyên tắc kế toán hàng tồn kho
1. Nhóm tài khoản hàng tồn kho được dùng để phản ánh trị giá hiện có và tình hình biến động hàng tồn kho của doanh nghiệp (nếu doanh nghiệp thực hiện kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên) hoặc được dùng để phản ánh giá trị hàng tồn kho đầu kỳ và cuối kỳ kế toán của doanh nghiệp (nếu doanh nghiệp thực hiện kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ).
2. Hàng tồn kho của doanh nghiệp là những tài sản được mua vào để sản xuất hoặc để bán trong kỳ sản xuất, kinh doanh bình thường, gồm:
- Hàng mua đang đi trên đường;
- Nguyên liệu, vật liệu;
- Công cụ, dụng cụ;
- Sản phẩm dở dang;
- Thành phẩm;
- Hàng hóa;
- Hàng gửi bán.
3. Các loại sản phẩm, hàng hóa, vật tư, tài sản nhận giữ hộ, nhận ký gửi, nhận ủy thác xuất nhập khẩu, nhận gia công... không thuộc quyền sở hữu và kiểm soát của doanh nghiệp thì không được phản ánh là hàng tồn kho.
...

Theo đó, hàng tồn kho của doanh nghiệp nhỏ và vừa là những tài sản được mua vào để sản xuất hoặc để bán trong kỳ sản xuất, kinh doanh bình thường, bao gồm:

- Hàng mua đang đi trên đường;

- Nguyên liệu, vật liệu;

- Công cụ, dụng cụ;

- Sản phẩm dở dang;

- Thành phẩm;

- Hàng hóa;

- Hàng gửi bán.

Lưu ý: Các loại sản phẩm, hàng hóa, vật tư, tài sản nhận giữ hộ, nhận ký gửi, nhận ủy thác xuất nhập khẩu, nhận gia công... không thuộc quyền sở hữu và kiểm soát của doanh nghiệp thì không được phản ánh là hàng tồn kho.

Hàng tồn kho của doanh nghiệp nhỏ và vừa bao gồm những gì? Phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho xuất trong kỳ?

Hàng tồn kho của doanh nghiệp nhỏ và vừa bao gồm những gì? (Hình từ Internet)

Khi xác định giá trị hàng tồn kho xuất trong kỳ, doanh nghiệp nhỏ và vừa áp dụng những phương pháp nào?

Căn cứ khoản 8 Điều 22 Thông tư 133/2016/TT-BTC quy định, khi xác định giá trị hàng tồn kho xuất trong kỳ, doanh nghiệp nhỏ và vừa áp dụng theo một trong các phương pháp sau đây:

(1) Phương pháp tính theo giá đích danh: Phương pháp tính theo giá đích danh được áp dụng dựa trên giá trị thực tế của từng lần nhập hàng hóa mua vào, từng thứ sản phẩm sản xuất ra nên chỉ áp dụng cho các doanh nghiệp có ít mặt hàng hoặc mặt hàng ổn định và nhận diện được chi tiết về giá nhập của từng lô hàng tồn kho.

(2) Phương pháp bình quân gia quyền: Theo phương pháp bình quân gia quyền, giá trị của từng loại hàng tồn kho được tính theo giá trị trung bình của từng loại hàng tồn kho đầu kỳ và giá trị từng loại hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trong kỳ.

Giá trị trung bình có thể được tính theo từng kỳ hoặc sau từng lô hàng nhập về, phụ thuộc vào điều kiện cụ thể của mỗi doanh nghiệp.

(3) Phương pháp nhập trước, xuất trước (FIFO): Phương pháp nhập trước, xuất trước áp dụng dựa trên giả định là giá trị hàng tồn kho được mua hoặc được sản xuất trước thì được xuất trước và giá trị hàng tồn kho còn lại cuối kỳ là giá trị hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất gần thời điểm cuối kỳ.

Theo phương pháp này thì giá trị hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập kho ở thời điểm đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ, giá trị của hàng tồn kho cuối kỳ được tính theo giá của hàng nhập kho ở thời điểm cuối kỳ hoặc gần cuối kỳ còn tồn kho.

Lưu ý: Mỗi phương pháp tính giá trị hàng tồn kho đều có những ưu, nhược điểm nhất định.

Mức độ chính xác và độ tin cậy của mỗi phương pháp tùy thuộc vào yêu cầu quản lý, trình độ, năng lực nghiệp vụ và trình độ trang bị công cụ tính toán, phương tiện xử lý thông tin của doanh nghiệp.

Đồng thời cũng tùy thuộc vào yêu cầu bảo quản, tính phức tạp về chủng loại, quy cách và sự biến động của vật tư, hàng hóa ở doanh nghiệp.

Chi phí vận chuyển, bảo quản hàng tồn kho của doanh nghiệp nhỏ và vừa được ghi nhận vào đâu?

Chi phí vận chuyển, bảo quản hàng tồn kho của doanh nghiệp nhỏ và vừa được quy định tại khoản 14 Điều 22 Thông tư 133/2016/TT-BTC như sau:

Nguyên tắc kế toán hàng tồn kho
...
- Phương pháp kiểm kê định kỳ thường áp dụng ở các doanh nghiệp có nhiều chủng loại hàng hóa, vật tư với quy cách, mẫu mã rất khác nhau, giá trị thấp, hàng hóa, vật tư xuất dùng hoặc xuất bán thường xuyên (cửa hàng bán lẻ...). Phương pháp kiểm kê định kỳ hàng tồn kho có ưu điểm là đơn giản, giảm nhẹ khối lượng công việc hạch toán. Nhưng độ chính xác về giá trị vật tư, hàng hóa xuất dùng, xuất bán bị ảnh hưởng của chất lượng công tác quản lý tại kho, quầy, bến bãi.
13. Việc phân loại hàng tồn kho là vật tư hay thiết bị, phụ tùng thay thế tùy thuộc vào đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp.
14. Chi phí vận chuyển, bảo quản hàng tồn kho phát sinh trong quá trình mua hàng hoặc tiếp tục quá trình sản xuất, chế biến thì được ghi nhận vào giá gốc hàng tồn kho. Chi phí vận chuyển, bảo quản hàng tồn kho liên quan đến việc tiêu thụ hàng tồn kho thì được tính vào chi phí bán hàng.

Theo đó, chi phí vận chuyển, bảo quản hàng tồn kho phát sinh trong quá trình mua hàng hoặc tiếp tục quá trình sản xuất, chế biến thì được ghi nhận vào giá gốc hàng tồn kho.

Chi phí vận chuyển, bảo quản hàng tồn kho liên quan đến việc tiêu thụ hàng tồn kho thì được tính vào chi phí bán hàng.

Hàng tồn kho
Giá trị hàng tồn kho
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Dự phòng giảm giá hàng tồn kho là gì?
Pháp luật
Điều kiện để lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho là gì? Doanh nghiệp thực hiện trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho vào thời điểm nào?
Pháp luật
07 chứng từ kế toán hàng tồn kho theo Thông tư 200? Hướng dẫn lập? Một số lưu ý khi sử dụng mẫu?
Pháp luật
Mẫu biên bản kiểm kê hàng tồn kho Excel Thông tư 200? Tải Mẫu biên bản kiểm kê hàng tồn kho Excel ở đâu?
Pháp luật
Kế toán hàng tồn kho là gì? Hướng dẫn kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ mới nhất?
Pháp luật
Hướng dẫn phương pháp kế toán hàng tồn kho? Một doanh nghiệp được áp dụng bao nhiêu phương pháp kế toán hàng tồn kho?
Pháp luật
Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho cuối kỳ là gì? Có những phương pháp kế toán hàng tồn kho nào?
Pháp luật
Hàng tồn kho của doanh nghiệp nhỏ và vừa bao gồm những gì? Phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho xuất trong kỳ?
Pháp luật
Những khoản thuế nào được tính vào giá trị hàng tồn kho của doanh nghiệp? Nhóm tài khoản hàng tồn kho được dùng để phản ánh nội dung gì?
Pháp luật
Giá gốc hàng tồn kho bao gồm những chi phí nào? Những chi phí nào không được tính vào giá gốc hàng tồn kho?
Pháp luật
Dự phòng giảm giá hàng tồn kho là gì? Kế toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải đảm bảo nguyên tắc gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hàng tồn kho
935 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hàng tồn kho Giá trị hàng tồn kho

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Hàng tồn kho Xem toàn bộ văn bản về Giá trị hàng tồn kho

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào