Hàng tháng, tiền lương của người lao động sẽ bị trừ những khoản gì? Và mức trừ với từng khoản là bao nhiêu?
Tiền lương bị trừ vì đóng các loại bảo hiểm được pháp luật quy định như thế nào?
Theo quy định tại Điều 168 Bộ luật Lao động năm 2019, người sử dụng lao động, người lao động phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp và được hưởng các chế độ theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế.
Do đó, hàng tháng người lao động sẽ phải trích từ tiền lương một số tiền nhất định để tham gia các khoản bảo hiểm này, cụ thể:
- Bảo hiểm xã hội: 8% mức tiền lương tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất căn cứ khoản 1 Điều 85 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014.
"1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và h khoản 1 Điều 2 của Luật này, hằng tháng đóng bằng 8% mức tiền lương tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất."
- Bảo hiểm y tế: 1,5% tiền lương. Bởi theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định 146/2018/NĐ-CP, mức đóng bảo hiểm y tế hàng tháng là 4,5% tiền lương.
"1. Mức đóng bảo hiểm y tế hằng tháng của các đối tượng được quy định như sau:
a) Bằng 4,5% tiền lương tháng của người lao động đối với đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định này.
[...] b) Bằng 4,5% tiền lương hưu, trợ cấp mất sức lao động đối với đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định này;
c) Bằng 4,5% tiền lương tháng của người lao động trước khi nghỉ thai sản đối với đối tượng quy định tại khoản 5 Điều 2 Nghị định này;
d) Bằng 4,5% tiền trợ cấp thất nghiệp đối với đối tượng quy định tại khoản 6 Điều 2 Nghị định này;
đ) Bằng 4,5% mức lương cơ sở đối với các đối tượng khác;
e) Mức đóng bảo hiểm y tế của đối tượng quy định tại Điều 5 Nghị định này như sau: Người thứ nhất đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở; người thứ hai, thứ ba, thứ tư đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất; từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.[...]"
Trong đó, người sử dụng lao động đóng 2/3 (tương ứng 3%) và người lao động đóng 1/3 (tương ứng 1,5%) căn cứ theo khoản 1 Điều 13 Luật Bảo hiểm y tế 2008 được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014.
- Bảo hiểm thất nghiệp: 1% tiền lương căn cứ điểm a khoản 1 Điều 57 Luật Việc làm 2013 như sau:
"1. Mức đóng và trách nhiệm đóng bảo hiểm thất nghiệp được quy định như sau:
a) Người lao động đóng bằng 1% tiền lương tháng; [...]"
Tiền lương của NLĐ sẽ bị trừ những khoản gì? (Hình từ Internet)
Tiền lương bị trừ do nộp đoàn phí công đoàn nếu người lao động là đoàn viên theo quy định của pháp luật
Mức nộp: 1% tiền lương căn cứ theo khoản 1 Điều 23 Quyết định 1908/QĐ-TLĐ năm 2016 như sau:
"1. Đoàn viên ở các công đoàn cơ sở cơ quan nhà nước; Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân; đơn vị sự nghiệp hưởng lương theo bảng lương, bậc lương do Nhà nước quy định: mức đóng đoàn phí hàng tháng bằng 1% tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về Bảo hiểm xã hội."
Tiền lương bị trừ do nộp thuế thu nhập cá nhân (nếu có) được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 2 Thông tư 119/2014/TT-BTC, người phải nộp thuế thu nhập cá nhân là cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú, có thu nhập chịu thuế.
"Người nộp thuế là cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú theo quy định tại Điều 2 Luật Thuế thu nhập cá nhân, Điều 2 Nghị định số 65/2013/NĐ-CP ngày 27/6/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân (sau đây gọi tắt là Nghị định số 65/2013/NĐ-CP), có thu nhập chịu thuế theo quy định tại Điều 3 Luật Thuế thu nhập cá nhân và Điều 3 Nghị định số 65/2013/NĐ-CP.
Phạm vi xác định thu nhập chịu thuế của người nộp thuế như sau:
Đối với cá nhân cư trú, thu nhập chịu thuế là thu nhập phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam, không phân biệt nơi trả thu nhập;
Đối với cá nhân là công dân của quốc gia, vùng lãnh thổ đã ký kết Hiệp định với Việt Nam về tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với các loại thuế đánh vào thu nhập và là cá nhân cư trú tại Việt Nam thì nghĩa vụ thuế thu nhập cá nhân được tính từ tháng đến Việt Nam trong trường hợp cá nhân lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam đến tháng kết thúc hợp đồng lao động và rời Việt Nam (được tính đủ theo tháng) không phải thực hiện các thủ tục xác nhận lãnh sự để được thực hiện không thu thuế trùng hai lần theo Hiệp định tránh đánh thuế trùng giữa hai quốc gia.
Đối với cá nhân không cư trú, thu nhập chịu thuế là thu nhập phát sinh tại Việt Nam, không phân biệt nơi trả và nhận thu nhập”
Trong đó, thu nhập chịu thuế là thu nhập đã trừ đi các khoản giảm trừ gia cảnh, đóng bảo hiểm, quỹ hưu trí tự nguyện, đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học…
Từ ngày 01/7/2020, chỉ người có thu nhập lớn hơn 11 triệu đồng (nếu không có người phụ thuộc) mới phải nộp thuế thu nhập cá nhân. Thêm 01 người phụ thuộc sẽ được giảm trừ thêm 4,4 triệu đồng/tháng (theo Điều 1 Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14).
- Điều 1 Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14
- Điều 2 Thông tư 119/2014/TT-BTC
- khoản 1 Điều 23 Quyết định 1908/QĐ-TLĐ năm 2016
- điểm a khoản 1 Điều 57 Luật Việc làm 2013
- khoản 7 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014
- khoản 1 Điều 13 Luật Bảo hiểm y tế 2008
- khoản 1 Điều 7 Nghị định 146/2018/NĐ-CP
- khoản 1 Điều 85 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014
- Điều 168 Bộ luật Lao động năm 2019
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dấu dưới hình thức chữ ký số có phải là dấu của doanh nghiệp? Làm giả con dấu của doanh nghiệp bị phạt bao nhiêu tiền?
- Chủ hàng hóa quá cảnh có phải nộp lệ phí hải quan và các loại phí khác cho hàng hóa quá cảnh của mình không?
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13929:2024 về Bê tông - Phương pháp thử tăng tốc Cacbonat hóa thế nào?
- Mức ưu đãi trong lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất? Quy định về việc quản lý nguồn thu lựa chọn nhà đầu tư?
- Không chấp hành quyết định thanh tra, kiểm tra trong quản lý giá từ ngày 12/7/2024 bị xử phạt bao nhiêu tiền?