Hàng quốc phòng gồm những loại nào? Việc xuất khẩu hàng quốc phòng được thực hiện dựa trên những nguyên tắc nào?
Hàng quốc phòng gồm những loại nào?
Căn cứ khoản 3 Điều 2 Nghị định 46/2009/NĐ-CP quy định về hàng quốc phòng như sau:
Xuất khẩu, nhập khẩu, mua sắm hàng quốc phòng
...
3. Hàng quốc phòng gồm 2 loại: hàng chuyên dùng quân sự và hàng lưỡng dụng.
a) Hàng chuyên dùng quân sự bao gồm: vũ khí, đạn dược, vật liệu nổ, trang thiết bị kỹ thuật, công nghệ, dịch vụ, vật tư chuyên dùng quốc phòng;
b) Hàng lưỡng dụng bao gồm: trang thiết bị kỹ thuật, công nghệ, dịch vụ, vật tư, hàng hóa, có thể sử dụng cho quốc phòng và cả trong lĩnh vực kinh tế - xã hội;
...
Theo quy định trên, hàng quốc phòng gồm hàng chuyên dùng quân sự và hàng lưỡng dụng được quy định chi tiết tại khoản 3 Điều 2 nêu trên.
Trong đó hàng chuyên dùng quân sự gồm vũ khí, đạn dược, vật liệu nổ, trang thiết bị kỹ thuật, công nghệ, dịch vụ, vật tư chuyên dùng quốc phòng.
Và hàng lưỡng dụng bao gồm trang thiết bị kỹ thuật, công nghệ, dịch vụ, vật tư, hàng hóa, có thể sử dụng cho quốc phòng và cả trong lĩnh vực kinh tế - xã hội.
Hàng quốc phòng (Hình từ Internet)
Việc xuất khẩu hàng quốc phòng được thực hiện dựa trên những nguyên tắc nào?
Theo khoản 1, khoản 2 Điều 2 Nghị định 46/2009/NĐ-CP quy định về nguyên tắc xuất khẩu, nhập khẩu, mua sắm hàng quốc phòng như sau:
Xuất khẩu, nhập khẩu, mua sắm hàng quốc phòng
1. Nguyên tắc xuất khẩu, nhập khẩu, mua sắm hàng quốc phòng:
a) Xuất khẩu, nhập khẩu, mua sắm hàng quốc phòng phải: thực hiện theo kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt; tuân thủ pháp luật, các quy định của Nhà nước, các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; được quản lý chặt chẽ, bảo đảm bí mật, an toàn, hiệu quả;
b) Chỉ nhập khẩu hàng quốc phòng có tiêu chuẩn, chất lượng cao hơn hoặc tương đương hàng quốc phòng do cơ sở công nghiệp quốc phòng sản xuất trong trường hợp trong nước không đáp ứng được nhu cầu về số lượng;
c) Cấm nhập khẩu, mua sắm sản phẩm là vũ khí, trang bị kỹ thuật quân sự của tổ chức, cá nhân nước ngoài không rõ lai lịch, nguồn gốc, xuất xứ; gian lận thương mại; không bảo đảm tính năng kỹ thuật, chiến thuật, mục đích sử dụng;
d) Xuất khẩu, nhập khẩu, mua sắm hàng quốc phòng được thực hiện thông qua các hợp đồng.
2. Hàng quốc phòng đảm bảo cho quân đội thực hiện các nhiệm vụ quân sự, quốc phòng bao gồm: vũ khí, trang bị kỹ thuật, các dây chuyền công nghệ, sản phẩm công nghệ, dịch vụ, vật tư và các hàng hóa khác.
...
7. Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, cơ quan liên quan quy định trình tự, thủ tục xuất, nhập khẩu và mua sắm hàng quốc phòng; xây dựng kế hoạch và tổ chức quản lý chặt chẽ việc xuất khẩu, nhập khẩu, mua sắm hàng quốc phòng.
Theo đó, việc xuất khẩu hàng quốc phòng được thực hiện dựa trên nguyên tắc thực hiện theo kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Và việc xuất khẩu hàng quốc phòng phải tuân thủ pháp luật, các quy định của Nhà nước, các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; được quản lý chặt chẽ, bảo đảm bí mật, an toàn, hiệu quả.
Đồng thời việc xuất khẩu hàng quốc phòng phải được thực hiện thông qua các hợp đồng.
Và hàng quốc phòng đảm bảo cho quân đội thực hiện các nhiệm vụ quân sự, quốc phòng gồm vũ khí, trang bị kỹ thuật, các dây chuyền công nghệ, sản phẩm công nghệ, dịch vụ, vật tư và các hàng hóa khác.
Hàng quốc phòng xuất khẩu gồm những loại nào?
Theo quy định tại khoản 5 Điều 2 Nghị định 46/2009/NĐ-CP về xuất khẩu hàng quốc phòng như sau:
Xuất khẩu, nhập khẩu, mua sắm hàng quốc phòng
...
5. Xuất khẩu hàng quốc phòng bao gồm: các vũ khí, trang bị kỹ thuật quân sự; các sản phẩm, công nghệ, dịch vụ chuyên dùng cho quân sự, quốc phòng của công nghiệp quốc phòng; các hàng quân sự mua sắm giúp hoặc viện trợ cho quân đội các nước theo Điều nước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
...
Như vậy, hàng quốc phòng xuất khẩu gồm những loại sau:
+ Các vũ khí, trang bị kỹ thuật quân sự.
+ Các sản phẩm, công nghệ, dịch vụ chuyên dùng cho quân sự, quốc phòng của công nghiệp quốc phòng
+ Các hàng quân sự mua sắm giúp hoặc viện trợ cho quân đội các nước theo Điều nước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Địa điểm làm thủ tục hải quan là địa điểm nào theo quy định Luật Hải quan? Thủ tục hải quan là gì?
- Thành viên tạo lập thị trường là gì? Thành viên tạo lập thị trường được đồng thời thực hiện các giao dịch nào?
- Người đại diện của người bệnh thành niên có phải là thân nhân của người bệnh không? Có được lựa chọn người đại diện cho mình không?
- Doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ hoạt động trong những lĩnh vực nào thì được giảm thuế TNDN?
- Cơ sở lưu trú du lịch đáp ứng tối thiểu bao nhiêu lượt khách lưu trú thì được công nhận khu du lịch cấp tỉnh?