Hàng năm lấy ngày 23/11 là Ngày Di sản văn hóa Việt Nam có đúng không? Việc tổ chức như thế nào?
Hàng năm lấy ngày 23/11 là Ngày Di sản văn hóa Việt Nam có đúng không?
Ngày Di sản văn hóa Việt Nam theo quy định tại Điều 1 Quyết định 36/2005/QĐ-TTg như sau:
Điều 1. Hàng năm lấy ngày 23 tháng 11 là "Ngày Di sản văn hoá Việt Nam".
Theo quy định nêu trên thì hàng năm lấy ngày 23 tháng 11 là Ngày Di sản văn hóa Việt Nam.
Việc tổ chức Ngày Di sản văn hóa Việt Nam như thế nào?
Việc tổ chức Ngày Di sản văn hóa Việt Nam theo quy định tại Điều 2 Quyết định 36/2005/QĐ-TTg như sau:
Việc tổ chức "Ngày Di sản văn hoá Việt Nam" hàng năm phải thiết thực, có hiệu quả, tránh hình thức, không phô trương lãng phí và bảo đảm các yêu cầu sau đây:
a) Giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, ý thức trách nhiệm bảo vệ di sản văn hóa Việt Nam trong toàn dân;
b) Tăng cường ý thức trách nhiệm, niềm tự hào của những người làm công tác bảo vệ, giữ gìn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc;
c) Động viên phong trào thi đua lao động sản xuất, nâng cao kỷ luật, đạo đức cách mạng của cán bộ, công chức, viên chức trong ngành văn hoá - thông tin nói chung và trong lĩnh vực di sản văn hóa nói riêng;
d) Biểu dương, khen thưởng kịp thời đối với cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá dân tộc theo quy định của pháp luật về thi đua khen thưởng.
Như vậy, việc tổ chức "Ngày Di sản văn hoá Việt Nam" hàng năm phải thiết thực, có hiệu quả, tránh hình thức, không phô trương lãng phí và bảo đảm các yêu cầu sau đây:
- Giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, ý thức trách nhiệm bảo vệ di sản văn hóa Việt Nam trong toàn dân;
- Tăng cường ý thức trách nhiệm, niềm tự hào của những người làm công tác bảo vệ, giữ gìn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc;
- Động viên phong trào thi đua lao động sản xuất, nâng cao kỷ luật, đạo đức cách mạng của cán bộ, công chức, viên chức trong ngành văn hoá - thông tin nói chung và trong lĩnh vực di sản văn hóa nói riêng;
- Biểu dương, khen thưởng kịp thời đối với cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá dân tộc theo quy định của pháp luật về thi đua khen thưởng.
Hàng năm lấy ngày 23/11 là Ngày Di sản văn hóa Việt Nam có đúng không? Việc tổ chức như thế nào? (Hình từ Internet)
Nội dung quản lý nhà nước về di sản văn hoá Việt Nam bao gồm những gì?
Nội dung quản lý nhà nước về di sản văn hoá Việt Nam được quy định tại Điều 54 Luật Di sản văn hóa 2001 như sau:
Điều 54
Nội dung quản lý nhà nước về di sản văn hoá bao gồm:
1. Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá;
2. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về di sản văn hoá;
3. Tổ chức, chỉ đạo các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về di sản văn hoá;
4. Tổ chức, quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học; đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chuyên môn về di sản văn hoá;
5. Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá;
6. Tổ chức, chỉ đạo khen thưởng trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá;
7. Tổ chức và quản lý hợp tác quốc tế về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá;
8. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về di sản văn hoá.
Theo đó, nội dung quản lý nhà nước về di sản văn hoá Việt Nam bao gồm:
- Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá;
- Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về di sản văn hoá;
- Tổ chức, chỉ đạo các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về di sản văn hoá;
- Tổ chức, quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học; đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chuyên môn về di sản văn hoá;
- Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá;
- Tổ chức, chỉ đạo khen thưởng trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá;
- Tổ chức và quản lý hợp tác quốc tế về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá;
- Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về di sản văn hoá.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- DAV là đại học gì? Ban Giám đốc Học viện Ngoại giao gồm những ai? Những nhiệm vụ và quyền hạn của Học viện Ngoại giao?
- Đại lý thuế có cung cấp dịch vụ thực hiện thủ tục đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế thay người nộp thuế?
- Tiêu chuẩn để xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng theo Thông tư 93 như thế nào?
- Người thuê nhà ở công vụ có được đề nghị đơn vị quản lý vận hành nhà ở sửa chữa kịp thời hư hỏng của nhà ở công vụ không?
- Giám đốc quản lý dự án hạng 2 của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án phải đáp ứng điều kiện năng lực như thế nào?