Hàng hóa xuất khẩu được miễn kiểm tra thực tế hàng hóa thì có phải chịu sự giám sát hải quan không?
- Hàng hóa xuất khẩu được miễn kiểm tra thực tế hàng hóa thì có phải chịu sự giám sát hải quan không?
- Giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu được thực hiện bằng những phương thức nào?
- Doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi có trách nhiệm gì trong việc thực hiện các quy định về giám sát hải quan?
Hàng hóa xuất khẩu được miễn kiểm tra thực tế hàng hóa thì có phải chịu sự giám sát hải quan không?
Theo quy định tại khoản 5 Điều 4 Luật Hải quan 2014 thì giám sát hải quan là biện pháp nghiệp vụ do cơ quan hải quan áp dụng để bảo đảm sự nguyên trạng của hàng hóa, sự tuân thủ quy định của pháp luật trong việc bảo quản, lưu giữ, xếp dỡ, vận chuyển, sử dụng hàng hóa, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh phương tiện vận tải đang thuộc đối tượng quản lý hải quan.
Việc giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu được miễn kiểm tra thực tế hàng hóa được quy định tại khoản 4 Điều 38 Luật Hải quan 2014 như sau:
Đối tượng, phương thức và thời gian giám sát hải quan
...
4. Thời gian giám sát hải quan:
a) Hàng hóa nhập khẩu chịu sự giám sát hải quan từ khi tới địa bàn hoạt động hải quan đến khi được thông quan, giải phóng hàng hóa và đưa ra khỏi địa bàn hoạt động hải quan;
b) Hàng hóa xuất khẩu miễn kiểm tra thực tế hàng hóa chịu sự giám sát hải quan từ khi thông quan đến khi ra khỏi địa bàn hoạt động hải quan. Trường hợp phải kiểm tra thực tế, hàng hóa xuất khẩu chịu sự giám sát hải quan từ khi bắt đầu kiểm tra thực tế hàng hóa đến khi ra khỏi địa bàn hoạt động hải quan;
c) Hàng hóa quá cảnh chịu sự giám sát hải quan từ khi tới cửa khẩu nhập đầu tiên đến khi ra khỏi cửa khẩu xuất cuối cùng;
d) Thời gian giám sát hải quan đối với phương tiện vận tải thực hiện theo quy định tại Điều 68 của Luật này.
Theo quy định trên thì hàng hóa xuất khẩu miễn kiểm tra thực tế hàng hóa chịu sự giám sát hải quan từ khi thông quan đến khi ra khỏi địa bàn hoạt động hải quan.
Trường hợp phải kiểm tra thực tế thì hàng hóa xuất khẩu chịu sự giám sát hải quan từ khi bắt đầu kiểm tra thực tế hàng hóa đến khi ra khỏi địa bàn hoạt động hải quan.
Hàng hóa xuất khẩu được miễn kiểm tra thực tế hàng hóa thì có phải chịu sự giám sát hải quan không? (Hình từ Internet)
Giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu được thực hiện bằng những phương thức nào?
Phương thức giám sát hải quan được quy định tại khoản 2 Điều 38 Luật Hải quan 2014 như sau:
Đối tượng, phương thức và thời gian giám sát hải quan
1. Đối tượng giám sát hải quan gồm hàng hóa, phương tiện vận tải, phương tiện vận tải nội địa vận chuyển hàng hóa đang chịu sự giám sát hải quan.
2. Giám sát hải quan được thực hiện bằng các phương thức sau đây:
a) Niêm phong hải quan;
b) Giám sát trực tiếp do công chức hải quan thực hiện;
c) Sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật.
3. Căn cứ kết quả phân tích, đánh giá rủi ro và các thông tin khác có liên quan đến đối tượng giám sát hải quan, cơ quan hải quan quyết định phương thức giám sát phù hợp. Trường hợp có dấu hiệu vi phạm pháp luật, cơ quan hải quan tiến hành kiểm tra thực tế hàng hóa.
...
Như vậy, theo quy định, giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu được thực hiện bằng các phương thức sau đây:
- Niêm phong hải quan;
- Giám sát trực tiếp do công chức hải quan thực hiện;
- Sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật.
Căn cứ kết quả phân tích, đánh giá rủi ro và các thông tin khác có liên quan đến đối tượng giám sát hải quan, cơ quan hải quan quyết định phương thức giám sát phù hợp.
Trường hợp có dấu hiệu vi phạm pháp luật, cơ quan hải quan tiến hành kiểm tra thực tế hàng hóa.
Doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi có trách nhiệm gì trong việc thực hiện các quy định về giám sát hải quan?
Căn cứ khoản 2 Điều 34 Nghị định 08/2015/NĐ-CP quy định, để thực hiện các quy định về giám sát hải quan tại Luật Hải quan 2014, doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi có trách nhiệm:
(1) Bố trí khu vực lưu giữ riêng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh và hàng hóa nhập khẩu quá 90 ngày kể từ ngày đến cửa khẩu nhưng không có người đến nhận;
(2) Sử dụng hệ thống công nghệ thông tin đảm bảo tiêu chuẩn theo quy định để quản lý, giám sát hàng hóa xuất khẩu; nhập khẩu đang chịu sự giám sát hải quan đưa vào lưu giữ, đưa ra khỏi khu vực cảng, kho, bãi và thực hiện kết nối với cơ quan quản lý nhà nước tại cửa khẩu;
(3) Kiểm tra các chứng từ đã được cơ quan hải quan xác nhận hàng hóa đã thông quan, giải phóng hàng, được đưa hàng về bảo quản, đưa về địa điểm kiểm tra trước khi cho phép hàng hóa được xếp lên phương tiện vận tải để xuất khẩu hoặc hàng hóa nhập khẩu được đưa ra khỏi khu vực cảng, kho, bãi;
(4) Bảo mật thông tin trên hệ thống theo quy định của pháp luật;
(5) Thực hiện quyết định của cơ quan có thẩm quyền về xử lý hàng hóa vi phạm thời gian lưu giữ, hàng hóa tồn đọng theo quy định tại Điều 58 Luật Hải quan 2014.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn tự đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp? Tải về Mẫu phiếu tự đánh giá mới nhất?
- Hành vi không kê khai giá với cơ quan nhà nước của tổ chức, cá nhân bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?
- DAV là đại học gì? Ban Giám đốc Học viện Ngoại giao gồm những ai? Những nhiệm vụ và quyền hạn của Học viện Ngoại giao?
- Đại lý thuế có cung cấp dịch vụ thực hiện thủ tục đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế thay người nộp thuế?
- Tiêu chuẩn để xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng theo Thông tư 93 như thế nào?