Hàng hóa xâm phạm Quyền sở hữu công nghiệp là gì? Căn cứ xác định giá trị hàng hóa xâm phạm Quyền sở hữu công nghiệp?
Hàng hóa xâm phạm Quyền sở hữu công nghiệp là gì?
Quyền sở hữu công nghiệp được giải thích tại khoản 4 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009 như sau:
Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.
Dẫn chiếu đến khoản 1 Điều 95 Nghị định 65/2023/NĐ-CP đề cập đến cách xác định giá trị hàng hóa xâm phạm Quyền sở hữu công nghiệp như sau:
Xác định giá trị hàng hóa xâm phạm
1. Hàng hóa xâm phạm được quy định như sau:
a) Hàng hóa xâm phạm là bộ phận, chi tiết (sau đây gọi là phần) của sản phẩm có chứa yếu tố xâm phạm và có thể lưu hành như một sản phẩm độc lập;
b) Trường hợp không thể tách rời yếu tố xâm phạm thành một phần của sản phẩm có thể lưu hành độc lập theo quy định tại điểm a khoản này thì hàng hóa xâm phạm là toàn bộ sản phẩm chứa yếu tố xâm phạm.
...
Theo đó, hàng hóa xâm phạm Quyền sở hữu công nghiệp là bộ phận, chi tiết của sản phẩm có chứa yếu tố xâm phạm và có thể lưu hành như một sản phẩm độc lập.
Lưu ý: Trường hợp không thể tách rời yếu tố xâm phạm thành một phần của sản phẩm có thể lưu hành độc lập thì hàng hóa xâm phạm là toàn bộ sản phẩm chứa yếu tố xâm phạm.
Hàng hóa xâm phạm Quyền sở hữu công nghiệp là gì? Căn cứ xác định giá trị hàng hóa xâm phạm Quyền sở hữu công nghiệp? (hình từ internet)
Căn cứ xác định giá trị hàng hóa xâm phạm Quyền sở hữu công nghiệp được quy định ra sao?
Xác định giá trị hàng hóa xâm phạm được quy định tại Điều 95 Nghị định 65/2023/NĐ-CP như sau:
Xác định giá trị hàng hóa xâm phạm
...
2. Giá trị hàng hóa xâm phạm do cơ quan xử lý xâm phạm xác định tại thời điểm xảy ra hành vi xâm phạm và dựa trên các căn cứ theo thứ tự ưu tiên sau đây:
a) Giá niêm yết của hàng hóa xâm phạm;
b) Giá thực bán của hàng hóa xâm phạm;
c) Giá thành của hàng hóa xâm phạm, nếu chưa được lưu thông;
d) Giá mua của hàng hóa xâm phạm.
...
Như vậy, việc xác định hàng hóa xâm phạm Quyền sở hữu công nghiệp được căn cứ theo các tiêu chí sau:
- Giá niêm yết của hàng hóa xâm phạm;
- Giá thực bán của hàng hóa xâm phạm;
- Giá thành của hàng hóa xâm phạm, nếu chưa được lưu thông;
- Giá mua của hàng hóa xâm phạm.
Lưu ý: Trường hợp việc áp dụng các căn cứ nêu trên không phù hợp hoặc giữa cơ quan xử lý xâm phạm và cơ quan tài chính cùng cấp không thống nhất về việc xác định giá trị hàng hóa xâm phạm thì việc định giá do hội đồng xác định giá trị hàng hóa xâm phạm quyết định.
Việc thành lập, thành phần, nguyên tắc làm việc của hội đồng xác định giá trị hàng hóa xâm phạm thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và dân sự.
Hàng hóa xâm phạm Quyền sở hữu công nghiệp được xử lý ra sao?
Xử lý hàng hóa xâm phạm được quy định tại Điều 96 Nghị định 65/2023/NĐ-CP như sau:
(i) Đối với hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, hàng hóa giả mạo chỉ dẫn địa lý, nguyên liệu, vật liệu, phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hóa đó, cơ quan có thẩm quyền xử lý xâm phạm áp dụng một trong các biện pháp sau đây:
- Phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại theo quy định tại Điều 97 của Nghị định này;
- Tiêu hủy theo quy định tại Điều 98 của Nghị định này;
- Buộc chủ hàng, người vận chuyển, người tàng trữ loại bỏ các yếu tố xâm phạm và đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đối với hàng hóa quá cảnh là hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, tái xuất đối với hàng hóa nhập khẩu là hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, nguyên liệu, vật liệu, phương tiện nhập khẩu được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu; nếu không loại bỏ được yếu tố xâm phạm khỏi hàng hóa, nguyên liệu, vật liệu, phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hóa đó thì áp dụng biện pháp thích hợp quy định tại khoản 4 Điều này.
Đối với hàng hóa nhập khẩu, nguyên liệu, vật liệu, phương tiện nhập khẩu được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hóa giả mạo chỉ dẫn địa lý thì tùy từng trường hợp cụ thể, cơ quan xử lý xâm phạm áp dụng biện pháp buộc loại bỏ yếu tố xâm phạm và biện pháp thích hợp quy định tại khoản 4 Điều này.
(ii) Đối với hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng mà không phải là hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, hàng hóa giả mạo chỉ dẫn địa lý, nguyên liệu, vật liệu, phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hóa đó, cơ quan xử lý xâm phạm áp dụng các biện pháp buộc chủ hàng, người vận chuyển, người tàng trữ hàng hóa loại bỏ yếu tố xâm phạm khỏi hàng hóa và áp dụng các biện pháp thích hợp quy định tại khoản 4 Điều này.
Đối với hàng hóa nhập khẩu là hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng mà không phải là hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, hàng hóa giả mạo chỉ dẫn địa lý, nguyên liệu, vật liệu, phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hóa đó, cơ quan xử lý xâm phạm áp dụng biện pháp thích hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.
(iii) Nguyên liệu, vật liệu, phương tiện có chức năng duy nhất nhằm tạo ra, khai thác thương mại hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, hàng hóa giả mạo chỉ dẫn địa lý, hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng hoặc thực tế chỉ được sử dụng duy nhất cho mục đích đó thì bị coi là nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, hàng hóa giả mạo chỉ dẫn địa lý, hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng.
Lưu ý: Tùy từng trường hợp cụ thể, cơ quan xử lý xâm phạm quyết định áp dụng các biện pháp quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều này hoặc khi có yêu cầu của chủ thể quyền, buộc tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hóa xâm phạm triệu hồi hàng hóa xâm phạm đã được đưa vào kênh phân phối của tổ chức, cá nhân đó để áp dụng các biện pháp quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều này hoặc biện pháp khác, nếu xét thấy thích hợp. Trong quá trình ra quyết định xử lý xâm phạm, cơ quan xử lý có thể xem xét đề nghị của các bên liên quan về việc xử lý xâm phạm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu biên bản thẩm định điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke (dịch vụ vũ trường) mới nhất hiện nay?
- Mẫu biên bản hội nghị tổng kết công tác Đảng cuối năm mới nhất? Tải mẫu biên bản hội nghị tổng kết công tác Đảng ở đâu?
- Người đại diện cố ý thực hiện giao dịch dân sự vượt quá phạm vi đại diện mà gây thiệt hại sẽ phải chịu trách nhiệm gì?
- Hướng dẫn tự đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp? Tải về Mẫu phiếu tự đánh giá mới nhất?
- Hành vi không kê khai giá với cơ quan nhà nước của tổ chức, cá nhân bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?