Hàng hóa viễn thông là gì? Cá nhân kinh doanh hàng hóa viễn thông có được miễn giấy phép viễn thông?
Hàng hóa viễn thông là gì?
Theo khoản 6 Điều 3 Luật Viễn thông 2009 quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
6. Hàng hóa viễn thông là phần mềm và vật tư, thiết bị viễn thông.
...
Theo đó, hàng hóa viễn thông là phần mềm và vật tư, thiết bị viễn thông.
Việc kinh doanh hàng hóa viễn thông phải đáp ứng yêu cầu như thế nào?
Theo khoản 2 Điều 13 Luật Viễn thông 2009 quy định như sau:
Hình thức kinh doanh viễn thông
1. Kinh doanh viễn thông bao gồm kinh doanh dịch vụ viễn thông và kinh doanh hàng hóa viễn thông.
Kinh doanh dịch vụ viễn thông là hoạt động đầu tư cơ sở hạ tầng viễn thông công cộng, dịch vụ viễn thông nhằm mục đích sinh lợi.
Kinh doanh hàng hóa viễn thông là hoạt động đầu tư, sản xuất, mua bán, cho thuê phần mềm và vật tư, thiết bị viễn thông nhằm mục đích sinh lợi.
2. Việc kinh doanh dịch vụ viễn thông phải theo các quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Việc kinh doanh hàng hóa viễn thông phải theo các quy định tại Điều 51 và Điều 52 của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Căn cứ trên quy định việc kinh doanh hàng hóa viễn thông phải theo các quy định tại Điều 51 Luật Viễn thông 2009 và Điều 52 Luật Viễn thông 2009 và các quy định khác của pháp luật có liên quan, cụ thể:
Điều 51. Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật viễn thông
1. Hệ thống tiêu chuẩn viễn thông bao gồm tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn quốc gia và tiêu chuẩn cơ sở đối với thiết bị viễn thông, kết nối viễn thông, công trình viễn thông, chất lượng mạng và dịch vụ viễn thông được công bố, áp dụng tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
2. Hệ thống quy chuẩn kỹ thuật viễn thông bao gồm quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với thiết bị viễn thông, kết nối viễn thông, công trình viễn thông, chất lượng mạng và dịch vụ viễn thông được xây dựng, ban hành tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
Điều 52. Quản lý tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật viễn thông, chất lượng mạng và dịch vụ viễn thông
1. Tổ chức, cá nhân trước khi đưa thiết bị đầu cuối thuộc Danh mục thiết bị viễn thông có khả năng gây mất an toàn vào lưu thông trên thị trường hoặc kết nối vào mạng viễn thông công cộng phải thực hiện việc chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy và sử dụng dấu hợp quy.
2. Doanh nghiệp viễn thông trước khi đưa các thiết bị mạng, thiết bị đo lường tính giá cước thuộc Danh mục thiết bị viễn thông bắt buộc kiểm định vào hoạt động phải thực hiện việc kiểm định.
3. Doanh nghiệp viễn thông có trách nhiệm công bố, kiểm tra, kiểm soát chất lượng mạng và dịch vụ viễn thông thuộc Danh mục mạng và dịch vụ viễn thông bắt buộc quản lý chất lượng.
4. Việc thừa nhận lẫn nhau về kết quả đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật viễn thông giữa Việt Nam với quốc gia, vùng lãnh thổ được thực hiện theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; giữa tổ chức đánh giá sự phù hợp của Việt Nam với tổ chức đánh giá sự phù hợp của quốc gia, vùng lãnh thổ được thực hiện theo thỏa thuận giữa các bên.
5. Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định và công bố tiêu chuẩn quốc gia về viễn thông sau khi thống nhất với Bộ Thông tin và Truyền thông.
6. Bộ Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm:
a) Ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy định đánh giá sự phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật về thiết bị viễn thông, mạng và dịch vụ viễn thông;
b) Thực hiện quản lý chất lượng mạng và dịch vụ viễn thông;
c) Ban hành Danh mục thiết bị viễn thông có khả năng gây mất an toàn, Danh mục thiết bị viễn thông bắt buộc kiểm định, Danh mục mạng và dịch vụ viễn thông bắt buộc quản lý chất lượng;
d) Quản lý hoạt động của tổ chức đánh giá sự phù hợp tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật viễn thông phục vụ yêu cầu quản lý chất lượng thiết bị, mạng và dịch vụ viễn thông.
Hàng hóa viễn thông là gì? Cá nhân kinh doanh hàng hóa viễn thông có được miễn giấy phép viễn thông? (Hình từ Internet)
Cá nhân kinh doanh hàng hóa viễn thông có được miễn giấy phép viễn thông?
Theo Điều 40 Luật Viễn thông 2009 quy định như sau:
Miễn giấy phép viễn thông
Tổ chức, cá nhân hoạt động viễn thông được miễn giấy phép viễn thông trong các trường hợp sau đây:
1. Kinh doanh hàng hóa viễn thông;
2. Cung cấp dịch vụ viễn thông dưới hình thức đại lý dịch vụ viễn thông;
3. Thuê đường truyền dẫn để cung cấp dịch vụ ứng dụng viễn thông;
4. Mạng viễn thông dùng riêng, trừ các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 5 Điều 24 của Luật này.
Theo đó, cá nhân kinh doanh hàng hóa viễn thông được miễn giấy phép viễn thông.
Theo pháp luật Việt Nam, kinh doanh hàng hóa viễn thông chuyên dùng, thiết bị vô tuyến điện được quy định như thế nào?
Kinh doanh hàng hóa viễn thông là gì? Doanh nghiệp Kinh doanh hàng hóa viễn thông có được miễn giấy phép viễn thông không?
Hàng hóa viễn thông là gì? Cá nhân kinh doanh hàng hóa viễn thông có được miễn giấy phép viễn thông?
Đặt câu hỏi
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức thực hiện thanh lý rừng trồng trong trường hợp nào? Chi phí thanh lý rừng trồng được thực hiện như thế nào?
- Mã dự án đầu tư công trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công có phải là mã số định danh duy nhất?
- Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có quyền và nghĩa vụ gì trong quan hệ lao động? Được thành lập nhằm mục đích gì?
- Mẫu tổng hợp số liệu về đánh giá xếp loại chất lượng đơn vị và công chức, viên chức, người lao động theo Quyết định 3086?
- Việc thông báo lưu trú có phải ghi vào sổ tiếp nhận lưu trú không? Sổ tiếp nhận lưu trú được sử dụng như thế nào?