Hàng hóa như thế nào thì được xem là hàng hóa kém chất lượng? Những địa điểm nào cơ quan có thẩm quyền cần chú ý kiểm tra hàng hóa kém chất lượng?

Tôi có câu hỏi thắc mắc là hàng hóa như thế nào thì được xem là hàng hóa kém chất lượng? Những địa điểm nào cơ quan có thẩm quyền cần chú ý kiểm tra hàng hóa kém chất lượng? Câu hỏi của anh Quang Long (Đồng Nai).

Hàng hóa như thế nào thì được xem là hàng hóa kém chất lượng?

Căn cứ tại Mục IV Thông tư liên tịch 10/2000/TTLT-BTM-BTC-BCA-BKHCNMT, có quy định về hàng kém chất lượng như sau:

HÀNG KÉM CHẤT LƯỢNG
Hàng hoá có một trong các dấu hiệu sau đây được coi là hàng kém chất lượng:
1- Hàng hoá có giá trị sử dụng, công dụng nhưng các chỉ tiêu, thành phần cấu tạo về chất lượng chưa đầy đủ như công bố trên nhãn hàng hoá hoặc quảng cáo, tiếp thị nhưng không gây hại đến sản xuất, sức khoẻ người, động vật, thực vật hoặc môi sinh, môi trường.
2- Hàng hoá có một trong các chỉ tiêu chất lượng thuộc danh mục bắt buộc áp dụng thấp hơn mức chất lượng tối thiểu đã công bố, nhưng không gây hại đến sản xuất, sức khoẻ người, động vật, thực vật hoặc môi sinh, môi trường.
3- Hàng hoá có chất lượng thực tế thấp hơn mức ghi trên nhãn hàng hoá hoặc quảng cáo công bố nhưng không gây hại đối với sản xuất, sức khỏe người, động vật, thực vật.
4- Hàng hoá cũ tân trang, sửa chữa lại rồi giả mạo hàng mới để lừa dối khách hàng , bán theo đơn giá của hàng mới.
5- Hàng hoá đã bị đưa thêm tạp chất hoặc các nguyên liệu khác làm thay đổi định lượng của hàng hoá, nhưng không gây hại đối với sản xuất, sức khoẻ người, động vật, thực vật hoặc môi sinh, môi trường.

Như vậy, theo quy định trên thì hàng hóa được xem là kém chất lượng khi có một trong các dấu hiệu sau đây:

- Hàng hoá có giá trị sử dụng, công dụng nhưng các chỉ tiêu, thành phần cấu tạo về chất lượng chưa đầy đủ như công bố trên nhãn hàng hoá hoặc quảng cáo, tiếp thị nhưng không gây hại đến sản xuất, sức khoẻ người, động vật, thực vật hoặc môi sinh, môi trường

- Hàng hoá có một trong các chỉ tiêu chất lượng thuộc danh mục bắt buộc áp dụng thấp hơn mức chất lượng tối thiểu đã công bố, nhưng không gây hại đến sản xuất, sức khoẻ người, động vật, thực vật hoặc môi sinh, môi trường.

- Hàng hoá có chất lượng thực tế thấp hơn mức ghi trên nhãn hàng hoá hoặc quảng cáo công bố nhưng không gây hại đối với sản xuất, sức khỏe người, động vật, thực vật

- Hàng hoá cũ tân trang, sửa chữa lại rồi giả mạo hàng mới để lừa dối khách hàng, bán theo đơn giá của hàng mới.

- Hàng hoá đã bị đưa thêm tạp chất hoặc các nguyên liệu khác làm thay đổi định lượng của hàng hoá, nhưng không gây hại đối với sản xuất, sức khoẻ người, động vật, thực vật hoặc môi sinh, môi trường.

Hàng hóa kém chất lượng

Hàng hóa như thế nào thì được xem là hàng hóa kém chất lượng?

(Hình từ Internet)

Những địa điểm nào cơ quan có thẩm quyền cần chú ý kiểm tra hàng hóa kém chất lượng?

Căn cứ tại tiểu mục 2 Mục V Thông tư liên tịch 10/2000/TTLT-BTM-BTC-BCA-BKHCNMT, có quy định về kiểm tra và xử lý hàng giả như sau:

KIỂM TRA VÀ XỬ LÝ HÀNG GIẢ
1- Đối tượng kiểm tra:
- Hàng giả, hàng kém chất lượng thuộc phạm vi kiểm tra và xử lý theo Thông tư này bao gồm hàng sản xuất trong nước, hàng gia công, chế biến, lắp ráp, đóng gói, để trong kho, đang bày bán, vận chuyển trên đường, trưng bày giới thiệu, chào hàng, khuyến mại và hàng xuất khẩu, nhập khẩu.
2- Địa bàn cần chứ ý kiểm tra:
- Các cửa khẩu đường bộ, đường hàng không, đường biển, đường sông, tuyến biên giới.
- Nơi in ấn tem, nhãn mác giả, bao bì giả, ấn phẩm giả.
- Các tụ điểm sản xuất, gia công, chế biến, lắp ráp hàng giả, nơi chứa chấp hàng giả.
- Các đầu mối bán buôn, phát luồng hàng giả.
- Các điểm bán lẻ và phương tiện vận chuyển hàng giả.
...

Như vậy, theo quy định trên thì cơ quan có thẩm quyền cần chú ý kiểm tra hàng hóa kém chất lượng ở những địa điểm sau: Các cửa khẩu đường bộ, đường hàng không, đường biển, đường sông, tuyến biên giới; Nơi in ấn tem, nhãn mác giả, bao bì giả, ấn phẩm giả; Các tụ điểm sản xuất, gia công, chế biến, lắp ráp hàng giả, nơi chứa chấp hàng giả; Các đầu mối bán buôn, phát luồng hàng giả; Các điểm bán lẻ và phương tiện vận chuyển hàng giả.

Khi phát hiện hàng hóa kém chất lượng thì cơ quan có thẩm quyền xử lý như thế nào?

Căn cứ tại tiểu mục 6 Mục V Thông tư liên tịch 10/2000/TTLT-BTM-BTC-BCA-BKHCNMT, có quy định về kiểm tra và xử lý hàng giả như sau:

KIỂM TRA VÀ XỬ LÝ HÀNG GIẢ
6- Xử lý hàng giả:
6.1- Tái xuất khỏi lãnh thổ Việt Nam đối với hàng giả, hàng kém chất lượng nhập khẩu đang làm thủ tục Hải quan theo các quyết định của các cơ quan có thẩm quyền.
6.2- Tổ chức tiêu huỷ theo quy định hiện hành của Nhà nước:
- Hàng hoá, vật phẩm không có giá trị sử dụng.
- Hàng hoá không đảm bảo mức chất lượng tối thiểu gây hại đối với sản xuất hoặc tính mạng, sức khoẻ người, động vật, thực vật và môi sinh, môi trường.
- Các loại đề can, tem, nhãn hàng hoá mẫu nhãn hiệu, bao bì sản phẩm hàng hoá , hoá đơn, chứng từ, tiền , ấn phẩm được xác định là giả .
6.3- Được lưu thông phải tuân thủ các điều kiện sau:
- Là hàng hoá có giá trị sử dụng nhưng phải loại bỏ các yếu tố vi phạm trên hàng hoá (nhãn mác, bao bì vi phạm ...) và thông báo rộng rãi cho người tiêu dùng biết.
- Gia công, chế biến lại để hàng hoá đảm bảo tính hợp pháp khi lưu thông hoặc tận dụng làm nguyên liệu.

Như vậy, theo quy định trên thì khi phát hiện hàng giả thì cơ quan có thẩm quyền xử lý như sau:

- Tái xuất khỏi lãnh thổ Việt Nam đối với hàng giả, hàng kém chất lượng nhập khẩu đang làm thủ tục Hải quan theo các quyết định của các cơ quan có thẩm quyền

- Tổ chức tiêu huỷ theo quy định hiện hành của Nhà nước.

Hàng kém chất lượng
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Người mua có quyền trả hàng khi hàng kém chất lượng không giống trong hợp đồng đã giao kết hay không?
Pháp luật
Hàng hóa như thế nào thì được xem là hàng hóa kém chất lượng? Những địa điểm nào cơ quan có thẩm quyền cần chú ý kiểm tra hàng hóa kém chất lượng?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hàng kém chất lượng
3,810 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hàng kém chất lượng

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Hàng kém chất lượng

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào