Hàng hóa nhập khẩu cùng phẩm cấp hay cùng chủng loại là gì? Trị giá tính toán của hàng hóa nhập khẩu gồm những chi phí nào?
Hàng hóa nhập khẩu cùng phẩm cấp hay cùng chủng loại là gì?
Theo quy định tại khoản 13 Điều 2 Thông tư 39/2015/TT-BTC thì hàng hóa nhập khẩu cùng phẩm cấp hay cùng chủng loại là những hàng hóa có cùng xuất xứ, nằm trong cùng một nhóm hoặc một tập hợp nhóm hàng hóa do cùng một ngành hay một lĩnh vực cụ thể sản xuất ra.
Hàng hóa nhập khẩu giống hệt, hàng hóa nhập khẩu tương tự là những hàng hóa cùng chủng loại.
Ví dụ: Chủng loại thép xây dựng như thép trơn tròn, thép xoắn, thép hình (chữ U, I, V) do ngành sản xuất thép sản xuất ra, là những hàng hóa cùng chủng loại.
- Trong phương pháp xác định trị giá hải quan theo trị giá khấu trừ “hàng hóa nhập khẩu cùng phẩm cấp hay cùng chủng loại” là hàng hóa nhập khẩu từ tất cả các nước vào Việt Nam, không phân biệt xuất xứ;
- Trong phương pháp xác định trị giá hải quan theo trị giá tính toán “hàng hóa nhập khẩu cùng phẩm cấp hay cùng chủng loại” phải là những hàng hóa nhập khẩu có cùng xuất xứ với hàng hóa đang xác định trị giá hải quan.
Hàng hóa nhập khẩu cùng phẩm cấp hay cùng chủng loại là gì? (Hình từ Internet)
Trị giá tính toán của hàng hóa nhập khẩu gồm những chi phí nào?
Trị giá tính toán của hàng hóa nhập khẩu được quy định tại Điều 11 Thông tư 39/2015/TT-BTC như sua:
Phương pháp trị giá tính toán
1. Trường hợp áp dụng: Nếu không xác định được trị giá hải quan theo các phương pháp quy định tại Điều 6, Điều 8, Điều 9, Điều 10 Thông tư này thì trị giá hải quan của hàng hóa nhập khẩu được xác định theo phương pháp trị giá tính toán. Trị giá tính toán của hàng hóa nhập khẩu bao gồm:
a) Chi phí trực tiếp để sản xuất ra hàng hóa nhập khẩu: Giá thành hoặc trị giá của nguyên vật liệu, chi phí của quá trình sản xuất hoặc quá trình gia công khác được sử dụng vào sản xuất hàng nhập khẩu. Chi phí này bao hàm cả các khoản chi phí sau:
a.1) Chi phí quy định tại điểm a, điểm b, điểm c khoản 2 Điều 13 Thông tư này;
a.2) Trị giá của các khoản trợ giúp theo quy định tại điểm d.1 khoản 2 Điều 13 Thông tư này;
a.3) Chỉ tính vào trị giá hải quan trị giá của các khoản trợ giúp quy định tại điểm d.1 khoản 2 Điều 13 Thông tư này được thực hiện ở Việt Nam nếu người sản xuất chịu chi phí cho các sản phẩm trợ giúp đó.
b) Chi phí chung và lợi nhuận phát sinh trong hoạt động bán hàng hóa cùng phẩm cấp hoặc cùng chủng loại với hàng hóa nhập khẩu đang xác định trị giá, được sản xuất ở nước xuất khẩu để bán hàng đến Việt Nam. Khoản lợi nhuận và chi phí chung phải được xem xét một cách tổng thể khi xác định trị giá tính toán.
Chi phí chung bao gồm tất cả các chi phí trực tiếp hay gián tiếp của quá trình sản xuất và bán để xuất khẩu hàng hóa, nhưng chưa được tính toán theo quy định nêu tại điểm a khoản này.
c) Các chi phí vận tải, bảo hiểm và các chi phí có liên quan đến việc vận tải hàng hóa nhập khẩu theo quy định tại điểm g, điểm h khoản 2 Điều 13 Thông tư này.
...
Theo đó, trị giá tính toán của hàng hóa nhập khẩu bao gồm các chi phí sau đây:
(1) Chi phí trực tiếp để sản xuất ra hàng hóa nhập khẩu: Giá thành hoặc trị giá của nguyên vật liệu, chi phí của quá trình sản xuất hoặc quá trình gia công khác được sử dụng vào sản xuất hàng nhập khẩu.
(2) Chi phí chung và lợi nhuận phát sinh trong hoạt động bán hàng hóa cùng phẩm cấp hoặc cùng chủng loại với hàng hóa nhập khẩu đang xác định trị giá, được sản xuất ở nước xuất khẩu để bán hàng đến Việt Nam.
Khoản lợi nhuận và chi phí chung phải được xem xét một cách tổng thể khi xác định trị giá tính toán.
(3) Các chi phí vận tải, bảo hiểm và các chi phí có liên quan đến việc vận tải hàng hóa nhập khẩu theo quy định tại điểm g, điểm h khoản 2 Điều 13 Thông tư này.
Căn cứ để xác định trị giá tính toán của hàng hóa nhập khẩu?
Căn cứ để xác định trị giá tính toán của hàng hóa nhập khẩu được quy định tại khoản 2 Điều 11 Thông tư 39/2015/TT-BTC như sau:
Phương pháp trị giá tính toán
...
2. Căn cứ để xác định trị giá tính toán:
Là số liệu được ghi chép và phản ánh trên chứng từ, sổ sách kế toán của người sản xuất trừ khi các số liệu này không phù hợp các số liệu thu thập được tại Việt Nam. Số liệu này phải tương ứng với những số liệu thu được từ những hoạt động sản xuất, mua bán hàng hóa nhập khẩu cùng phẩm cấp hoặc cùng chủng loại do người sản xuất tại nước xuất khẩu sản xuất ra để xuất khẩu đến Việt Nam.
3. Không được tiến hành việc kiểm tra hoặc yêu cầu xuất trình để kiểm tra sổ sách kế toán hay bất kỳ hồ sơ nào khác của các đối tượng không cư trú trên lãnh thổ Việt Nam, nhằm mục đích xác định trị giá tính toán quy định tại Điều này.
...
Như vậy, theo quy định, căn cứ để xác định trị giá tính toán của hàng hóa nhập khẩu là số liệu được ghi chép và phản ánh trên chứng từ, sổ sách kế toán của người sản xuất trừ khi các số liệu này không phù hợp các số liệu thu thập được tại Việt Nam.
Số liệu này phải tương ứng với những số liệu thu được từ những hoạt động sản xuất, mua bán hàng hóa nhập khẩu cùng phẩm cấp hoặc cùng chủng loại do người sản xuất tại nước xuất khẩu sản xuất ra để xuất khẩu đến Việt Nam.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?
- Doanh nghiệp mua xe cũ của khách hàng để bán lại có cần sang tên xe từ khách hàng qua công ty không?
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên cơ sở phổ thông mới nhất?