Hàng hóa nhập khẩu của doanh nghiệp chế xuất là máy móc, thiết bị tạm nhập để phục vụ sản xuất thì làm thủ tục nhập khẩu ở đâu?
- Hàng hóa nhập khẩu của doanh nghiệp chế xuất là máy móc, thiết bị tạm nhập để phục vụ sản xuất thì làm thủ tục nhập khẩu ở đâu?
- Có phải tất cả hàng hóa nhập khẩu phục vụ hoạt động sản xuất sản phẩm xuất khẩu của doanh nghiệp chế xuất đều phải thực hiện thủ tục hải quan?
- Doanh nghiệp chế xuất có được thanh lý hàng hóa nhập khẩu không?
Hàng hóa nhập khẩu của doanh nghiệp chế xuất là máy móc, thiết bị tạm nhập để phục vụ sản xuất thì làm thủ tục nhập khẩu ở đâu?
Địa điểm làm thủ tục nhập khẩu được quy định tại khoản 1 Điều 58 Thông tư 38/2015/TT-BTC như sau:
Địa điểm làm thủ tục hải quan
1. Địa điểm làm thủ tục nhập khẩu:
a) Đối với hàng hóa là nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị nhập khẩu để gia công; nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu: Tổ chức, cá nhân được lựa chọn làm thủ tục nhập khẩu tại 01 Chi cục Hải quan sau đây:
a.1) Chi cục Hải quan nơi tổ chức, cá nhân có trụ sở chính hoặc trụ sở chi nhánh hoặc cơ sở sản xuất;
a.2) Chi cục Hải quan cửa khẩu hoặc Chi cục Hải quan cảng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa được thành lập trong nội địa;
a.3) Chi cục Hải quan quản lý hàng gia công, sản xuất xuất khẩu thuộc Cục Hải quan nơi có cơ sở sản xuất hoặc nơi có cửa khẩu nhập.
b) Đối với doanh nghiệp chế xuất (DNCX):
b.1) Hàng hóa nhập khẩu của DNCX; hàng hóa là máy móc, thiết bị tạm nhập để phục vụ sản xuất, xây dựng nhà xưởng (kể cả trường hợp nhà thầu trực tiếp nhập khẩu); hàng hóa bảo hành, sửa chữa làm thủ tục hải quan tại Chi cục Hải quan quản lý DNCX;
b.2) Trường hợp DNCX nhập khẩu hàng hóa theo quyền nhập khẩu quy định tại Nghị định số 23/2007/NĐ-CP và các quy định của Bộ Công Thương thì địa điểm đăng ký tờ khai hải quan thực hiện theo quy định tại Điều 22 Luật Hải quan, Điều 4 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ và khoản 1 Điều 19 Thông tư này.
...
Theo quy định trên thì hàng hóa nhập khẩu của doanh nghiệp chế xuất là máy móc, thiết bị tạm nhập để phục vụ sản xuất làm thủ tục hải quan tại Chi cục Hải quan quản lý doanh nghiệp chế xuất.
Như vậy, đối với hàng hóa nhập khẩu của doanh nghiệp chế xuất là máy móc, thiết bị tạm nhập để phục vụ sản xuất thì làm thủ tục nhập khẩu tại Chi cục Hải quan quản lý doanh nghiệp chế xuất.
Hàng hóa nhập khẩu của doanh nghiệp chế xuất là máy móc, thiết bị tạm nhập để phục vụ sản xuất thì làm thủ tục nhập khẩu ở đâu? (Hình từ Internet)
Có phải tất cả hàng hóa nhập khẩu phục vụ hoạt động sản xuất sản phẩm xuất khẩu của doanh nghiệp chế xuất đều phải thực hiện thủ tục hải quan?
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 74 Thông tư 38/2015/TT-BTC (được sửa đổi bởi khoản 50 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC) thì hàng hóa nhập khẩu phục vụ hoạt động sản xuất sản phẩm xuất khẩu của doanh nghiệp chế xuất phải thực hiện thủ tục hải quan theo quy định và sử dụng đúng với mục đích sản xuất, trừ các trường hợp sau doanh nghiệp chế xuất và đối tác của doanh nghiệp chế xuất được lựa chọn thực hiện hoặc không thực hiện thủ tục hải quan:
(1) Hàng hóa mua, bán, thuê, mượn giữa các doanh nghiệp chế xuất với nhau.
Trường hợp hàng hóa là nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị của hợp đồng gia công giữa các doanh nghiệp chế xuất thì thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 76 Thông tư này;
(2) Hàng hóa là vật liệu xây dựng, văn phòng phẩm, lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng mua từ nội địa để xây dựng công trình, phục vụ cho điều hành bộ máy văn phòng và sinh hoạt của cán bộ, công nhân làm việc tại doanh nghiệp chế xuất;
(3) Hàng hóa luân chuyển trong nội bộ của một doanh nghiệp chế xuất, luân chuyển giữa các doanh nghiệp chế xuất trong cùng một khu chế xuất;
(4) Hàng hóa của các doanh nghiệp chế xuất thuộc một tập đoàn hay hệ thống công ty tại Việt Nam, có hạch toán phụ thuộc;
(5) Hàng hóa đưa vào, đưa ra doanh nghiệp chế xuất để bảo hành, sửa chữa hoặc thực hiện một số công đoạn trong hoạt động sản xuất như: kiểm tra, phân loại, đóng gói, đóng gói lại.
Trường hợp không làm thủ tục hải quan, doanh nghiệp chế xuất lập và lưu trữ chứng từ, sổ chi tiết việc theo dõi hàng hóa đưa vào, đưa ra theo các quy định của Bộ Tài chính về mua bán hàng hóa, chế độ kế toán, kiểm toán, trong đó xác định rõ mục đích, nguồn hàng hóa.
Doanh nghiệp chế xuất có được thanh lý hàng hóa nhập khẩu không?
Việc thanh lý hàng hóa của doanh nghiệp chế xuất được quy định tại khoản 1 Điều 79 Thông tư 38/2015/TT-BTC (được sửa đổi bởi khoản 55 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC) như sau:
Thanh lý hàng hóa của doanh nghiệp chế xuất
1. DNCX được thanh lý hàng hóa nhập khẩu bao gồm: máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển, nguyên liệu, vật tư và các hàng hóa nhập khẩu khác thuộc sở hữu của doanh nghiệp theo các hình thức: xuất khẩu, bán, biếu, tặng, tiêu hủy tại Việt Nam.
...
Theo quy định trên thì doanh nghiệp chế xuất được thanh lý hàng hóa nhập khẩu.
Những hàng hóa mà doanh nghiệp chế xuất được thanh lý bao gồm: máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển, nguyên liệu, vật tư và các hàng hóa nhập khẩu khác thuộc sở hữu của doanh nghiệp theo các hình thức: xuất khẩu, bán, biếu, tặng, tiêu hủy tại Việt Nam.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn của giáo viên mần non cuối năm mới nhất?
- Xung đột pháp luật là gì? Nguyên tắc áp dụng pháp luật khi có xung đột pháp luật trong hoạt động hàng hải?
- Khi nào được quyền sa thải lao động nam có hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc theo quy định?
- Gia hạn thời gian đóng thầu khi không có nhà thầu tham dự trong thời gian tối thiểu bao lâu?
- Mẫu thuyết minh báo cáo tài chính nhà nước mới nhất? Tải mẫu ở đâu? Báo cáo tài chính nhà nước phải được công khai trong thời hạn bao lâu?