Hàng hóa mau hỏng gồm các loại hàng hóa nào? Ai có quyền quyết định thời hạn bán đấu giá hàng hóa bị lưu giữ tại cảng biển là hàng hóa mau hỏng?
Hàng hóa mau hỏng gồm các loại hàng hóa nào?
Hàng hóa mau hỏng gồm các loại hàng hóa được quy định tại khoản 4 Điều 3 Nghị định 169/2016/NĐ-CP thì hàng hóa mau hỏng bao gồm các loại hàng hóa là hàng thực phẩm tươi sống, hàng đông lạnh hoặc hàng hóa có thời hạn sử dụng chỉ còn dưới 60 ngày kể từ ngày bị lưu giữ.
Hàng hóa mau hỏng gồm các loại hàng hóa nào? Ai có quyền quyết định thời hạn bán đấu giá hàng hóa bị lưu giữ tại cảng biển là hàng hóa mau hỏng? (Hình từ Internet)
Ai có quyền quyết định thời hạn bán đấu giá hàng hóa bị lưu giữ tại cảng biển là hàng hóa mau hỏng?
Ai có quyền quyết định thời hạn bán đấu giá hàng hóa bị lưu giữ tại cảng biển là hàng hóa mau hỏng, thì theo quy định tại khoản 3 Điều 11 Nghị định 169/2016/NĐ-CP như sau:
Xử lý hàng hóa bị lưu giữ trong trường hợp đặc biệt
1. Hàng hóa bị lưu giữ thuộc loại hàng hóa cấm nhập khẩu, cấm xuất khẩu, cấm tạm nhập - tái xuất, cấm tạm xuất - tái nhập hoặc hàng hóa bị cấm kinh doanh, cấm lưu thông trên lãnh thổ Việt Nam phải được xử lý theo quy định của pháp luật.
2. Cơ quan chủ trì xử lý đối với hàng hóa bị lưu giữ thuộc loại hàng hóa cấm nhập khẩu, cấm xuất khẩu, cẩm tạm nhập - tái xuất, cấm tạm xuất - tái nhập phải lấy ý kiến phối hợp của các cơ quan quản lý chuyên ngành có liên quan và xử lý theo quy định của pháp luật.
3. Đối với hàng hóa bị lưu giữ là loại hàng mau hỏng hoặc xét thấy việc lưu giữ hàng hóa là quá tốn kém so với giá trị thực tế của hàng hóa thì người vận chuyển có quyền quyết định thời hạn bán đấu giá đối với số hàng hóa bị lưu giữ trước 60 ngày kể từ ngày tàu biển đến cảng trả hàng và phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
4. Trong quá trình thực hiện việc lưu giữ hàng hóa, nếu phát hiện hàng hóa bị lưu giữ có thể gây ảnh hưởng xấu đến môi trường, an toàn và sức khỏe của con người thì người vận chuyển hoặc người lưu giữ có trách nhiệm thông báo cho người gửi hàng, người nhận hàng, đồng thời thông báo ngay cho cơ quan hải quan liên quan biết để tổ chức xử lý, tiêu hủy theo quy định.
Theo đó, người vận chuyển có quyền quyết định thời hạn bán đấu giá đối với số hàng hóa bị lưu giữ tại cảng biển là hàng hóa mau hỏng trước 60 ngày kể từ ngày tàu biển đến cảng trả hàng và phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
Toàn bộ số tiền thu được do bán đấu giá hàng hóa bị lưu giữ tại cảng biển là hàng hóa mau hỏng được chi trả như thế nào?
Toàn bộ số tiền thu được do bán đấu giá hàng hóa bị lưu giữ tại cảng biển là hàng hóa mau hỏng được chi trả theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định 169/2016/NĐ-CP như sau:
Chi trả tiền bán đấu giá hàng hóa bị lưu giữ
1. Toàn bộ số tiền thu được do việc bán hàng hóa bị lưu giữ được chi trả theo thứ tự ưu tiên sau đây:
a) Thuế, phí, lệ phí liên quan phát sinh trong quá trình lưu giữ và tổ chức bán hàng hóa;
b) Các khoản nợ bao gồm giá dịch vụ vận chuyển, các chi phí khác được ghi trong chứng từ vận chuyển, nếu các khoản tiền đó chưa được thanh toán trước, chi phí đóng góp vào tổn thất chung, tiền công cứu hộ được phân bổ cho hàng hóa theo quy định;
c) Chi phí giám định, định giá hàng hóa;
d) Chi phí bán đấu giá hàng hóa;
đ) Các chi phí liên quan đến việc ký gửi, bảo quản và bán hàng hóa như cước bốc xếp lô hàng, lưu kho bãi, di dời hàng hóa;
e) Các khoản nợ đối với người lưu giữ;
g) Các khoản chi phí phát sinh khác liên quan.
2. Việc chi trả số tiền quy định tại khoản 1 Điều này phải có đầy đủ chứng từ hợp lệ theo quy định của pháp luật. Thời gian chi trả trong vòng 30 ngày kể từ ngày người vận chuyển nhận được tiền bán đấu giá hàng hóa.
3. Trường hợp số tiền thu được do bán đấu giá hàng hóa bị lưu giữ không đủ để chi trả các khoản tiền quy định tại khoản 1 Điều này thì người vận chuyển có quyền tiếp tục yêu cầu những người liên quan có nghĩa vụ thanh toán số tiền còn thiếu theo quy định.
Như vậy, theo quy định trên thì toàn bộ số tiền thu được do bán đấu giá hàng hóa bị lưu giữ tại cảng biển là hàng hóa mau hỏng được chi trả như sau:
- Thuế, phí, lệ phí liên quan phát sinh trong quá trình lưu giữ và tổ chức bán hàng hóa;
- Các khoản nợ bao gồm giá dịch vụ vận chuyển, các chi phí khác được ghi trong chứng từ vận chuyển, nếu các khoản tiền đó chưa được thanh toán trước, chi phí đóng góp vào tổn thất chung, tiền công cứu hộ được phân bổ cho hàng hóa theo quy định;
- Chi phí giám định, định giá hàng hóa;
- Chi phí bán đấu giá hàng hóa;
- Các chi phí liên quan đến việc ký gửi, bảo quản và bán hàng hóa như cước bốc xếp lô hàng, lưu kho bãi, di dời hàng hóa;
- Các khoản nợ đối với người lưu giữ;
- Các khoản chi phí phát sinh khác liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngành quản lý tòa nhà trình độ cao đẳng là ngành gì? Ngành quản lý tòa nhà hệ cao đẳng có nhiều cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp không?
- Nhà thầu phải gửi đơn kiến nghị kết quả lựa chọn nhà thầu thông qua bộ phận thường trực đến người có thẩm quyền trong thời hạn bao lâu?
- Quy trình xử lý văn bản hồ sơ công việc trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được thiết kế như thế nào?
- Hệ thống dữ liệu thiết bị giám sát hành trình và thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe từ 01/01/2025 thế nào?
- Cá nhân đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng có được hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm khi Nhà nước thu hồi đất?