Hàng hóa lưu kho, lưu bãi tại doanh nghiệp chế xuất có bị hạn chế về thời gian lưu giữ hay không?
Doanh nghiệp chế xuất có phải là khu phi thuế quan hay không?
Căn cứ quy định tại khoản 20 Điều 4 Thông tư 219/2013/TT-BTC khu phi thuế quan được liệt kê gồm các khu vực sau:
Đối tượng không chịu thuế GTGT
...
20. Hàng hóa chuyển khẩu, quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam; hàng tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu; hàng tạm xuất khẩu, tái nhập khẩu; nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất, gia công hàng hóa xuất khẩu theo hợp đồng sản xuất, gia công xuất khẩu ký kết với bên nước ngoài.
Hàng hóa, dịch vụ được mua bán giữa nước ngoài với các khu phi thuế quan và giữa các khu phi thuế quan với nhau.
Khu phi thuế quan bao gồm: khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất, kho bảo thuế, khu bảo thuế, kho ngoại quan, khu kinh tế thương mại đặc biệt, khu thương mại - công nghiệp và các khu vực kinh tế khác được thành lập và được hưởng các ưu đãi về thuế như khu phi thuế quan theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Quan hệ mua bán trao đổi hàng hóa giữa các khu này với bên ngoài là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu.
Hồ sơ, thủ tục để xác định và xử lý không thu thuế GTGT trong các trường hợp này thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
...
Như vậy, doanh nghiệp chế xuất là khu phi thuế quan theo quy định.
Ngoài ra, theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Quy chế hoạt động của khu phi thuế quan trong khu kinh tế, khu kinh tế cửa khẩu được ban hành kèm theo Quyết định 100/2009/QĐ-TTg năm 2009 thì:
Khu phi thuế quan là khu vực địa lý có ranh giới xác định, được ngăn cách với lãnh thổ bên ngoài bằng hàng rào cứng, có cổng và cửa ra vào bảo đảm điều kiện cho sự kiểm soát của cơ quan Hải quan và các cơ quan chức năng có liên quan, có cơ quan Hải quan giám sát, kiểm tra hàng hóa và phương tiện ra vào khu.
Hàng hóa lưu kho, lưu bãi tại doanh nghiệp chế xuất có bị hạn chế về thời gian lưu giữ không? (Hình từ Internet)
Hàng hóa lưu kho, lưu bãi tại doanh nghiệp chế xuất có bị hạn chế về thời gian lưu giữ không?
Căn cứ tại Điều 8 Quy chế hoạt động của khu phi thuế quan trong khu kinh tế, khu kinh tế cửa khẩu được ban hành kèm theo Quyết định 100/2009/QĐ-TTg năm 2009 về hàng hóa trưng bày, triển lãm, lưu kho, lưu bãi:
Hàng hóa trưng bày, triển lãm, lưu kho, lưu bãi
Hàng hóa trưng bày, triển lãm, lưu kho, lưu bãi tại khu phi thuế quan không bị hạn chế về số lượng và thời gian lưu giữ.
Đồng thời, như đã phân tích ở trên thì doanh nghiệp chế xuất là khu phi thuế quan theo quy định.
Như vậy, hàng hóa lưu kho, lưu bãi tại doanh nghiệp chế xuất không bị hạn chế về số lượng và thời gian lưu giữ.
Doanh nghiệp chế xuất được thuê mặt bằng ngoài khu công nghiệp, khu kinh tế để thực hiện lưu giữ hàng hóa trong trường hợp nào?
Theo quy định tại khoản 10 Điều 26 Nghị định 35/2022/NĐ-CP về quy định riêng áp dụng đối với khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất:
Theo đó, trong trường hợp không đủ mặt bằng để bố trí kho lưu giữ hàng hóa phục vụ hoạt động chế xuất của doanh nghiệp chế xuất trong khu chế xuất, khu công nghiệp, khu kinh tế, doanh nghiệp chế xuất được thuê mặt bằng ngoài khu công nghiệp, khu kinh tế để thực hiện lưu giữ hàng hóa nếu đáp ứng được các điều kiện tại khoản 2 Điều này.
Cụ thể, tại khoản 2 Điều 26 Nghị định 35/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Trong khu công nghiệp có thể có các phân khu công nghiệp dành cho các doanh nghiệp chế xuất. Khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất, phân khu công nghiệp dành cho các doanh nghiệp chế xuất được ngăn cách với lãnh thổ bên ngoài bằng hệ thống tường rào, có cổng và cửa ra, vào, bảo đảm điều kiện cho sự kiểm tra, giám sát, kiểm soát của cơ quan hải quan và các cơ quan chức năng có liên quan theo quy định áp dụng đối với khu phi thuế quan quy định tại pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
Lưu ý: Kho lưu giữ hàng hóa ngoài khu công nghiệp, khu kinh tế được đưa vào sử dụng kể từ ngày được cơ quan hải quan có thẩm quyền xác nhận đáp ứng điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan theo quy định của pháp luật về thuế, pháp luật về hải quan.
Sau 05 ngày làm việc kể từ ngày được cơ quan hải quan có thẩm quyền cho phép đưa vào sử dụng, doanh nghiệp chế xuất phải thông báo đến cơ quan đăng ký đầu tư việc bố trí kho ngoài khu chế xuất, khu công nghiệp, khu kinh tế để lưu giữ hàng hóa và thực hiện việc điều chỉnh dự án đầu tư (nếu có) theo quy định của pháp luật về đầu tư.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn tự đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp? Tải về Mẫu phiếu tự đánh giá mới nhất?
- Hành vi không kê khai giá với cơ quan nhà nước của tổ chức, cá nhân bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?
- DAV là đại học gì? Ban Giám đốc Học viện Ngoại giao gồm những ai? Những nhiệm vụ và quyền hạn của Học viện Ngoại giao?
- Đại lý thuế có cung cấp dịch vụ thực hiện thủ tục đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế thay người nộp thuế?
- Tiêu chuẩn để xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng theo Thông tư 93 như thế nào?