Hàng hóa có xuất xứ thuần túy theo quy tắc xuất xứ Việt Nam - Hàn Quốc bao gồm những hàng hóa nào?
Hàng hóa có xuất xứ thuần túy theo quy tắc xuất xứ Việt Nam - Hàn Quốc bao gồm những hàng hóa nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 40/2015/TT-BCT hướng dẫn thực hiện Chương 3 Quy tắc xuất xứ và Quy trình cấp xuất xứ trong Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - Hàn Quốc (sau đây gọi tắt là Hiệp định VKFTA) thì:
Hàng hóa được coi là có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại lãnh thổ của một nước thành viên trong các trường hợp sau:
- Cây trồng và các sản phẩm từ cây trồng được trồng và thu hoạch tại đó;
- Động vật sống được sinh ra và nuôi dưỡng tại đó;
- Các sản phẩm chế biến từ động vật sống nêu tại khoản 2 Điều này;
- Sản phẩm thu được từ săn bắn hoặc đặt bẫy tại vùng đất của nước thành viên đó, hoặc được đánh bắt hay nuôi trồng trong vùng nội thủy hoặc tại lãnh hải của nước thành viên đó;
- Khoáng sản và các chất sản sinh tự nhiên khác chưa được liệt kê từ khoản 1 đến khoản 4 Điều này, được chiết xuất hoặc lấy ra từ đất, nước, đáy biển hoặc dưới đáy biển của nước thành viên đó;
- Sản phẩm đánh bắt và các sản phẩm từ biển khác đánh bắt bằng tàu được đăng ký tại một nước thành viên và được phép treo cờ của nước thành viên đó.
Và các sản phẩm khác do nước thành viên hoặc người của nước thành viên đó khai thác từ nước, đáy biển hoặc dưới đáy biển bên ngoài lãnh hải của nước thành viên đó.
Với điều kiện nước thành viên đó có quyền khai thác tài nguyên thiên nhiên tại vùng nước, đáy biển và dưới đáy biển đó theo luật quốc tế ;
- Sản phẩm được chế biến và/hoặc được sản xuất ngay trên tàu đăng ký tại một nước thành viên và được phép treo cờ của nước thành viên đó, từ các sản phẩm được đề cập đến tại khoản 6 Điều này;
- Sản phẩm được khai thác từ không gian vũ trụ với điều kiện phải do một nước thành viên hoặc một người của nước thành viên đó thực hiện;
- Các vật phẩm thu được tại nước thành viên đó nhưng không thực hiện được những chức năng ban đầu hoặc không thể sửa chữa hay khôi phục được và chỉ có thể hủy bỏ hoặc dùng làm các nguyên liệu thô, hoặc sử dụng vào mục đích tái chế;
- Phế thải và phế liệu có nguồn gốc từ:
+ quá trình sản xuất tại nước thành viên đó; hoặc
+ sản phẩm đã qua sử dụng được thu nhặt tại nước thành viên đó, với điều kiện hàng hóa đó chỉ phù hợp dùng làm nguyên vật liệu thô; và
- Hàng hoá thu được hoặc được sản xuất tại lãnh thổ của nước thành viên xuất khẩu đó từ các sản phẩm được đề cập đến từ khoản 1 đến khoản 10 Điều này.
Hàng hóa có xuất xứ thuần túy theo quy tắc xuất xứ Việt Nam - Hàn Quốc bao gồm những hàng hóa nào?
Hàng hóa có xuất xứ thuần túy có được hưởng ưu đãi thuế quan khi nhập khẩu qua Hàn Quốc hay không?
Về các trường hợp hàng hóa được hưởng ưu đãi thuế quan khi nhập khẩu qua các nước thành viên của hiệp định VKFTA được quy định tại khoản 1 Điều 2 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 40/2015/TT-BCT như sau:
Điều 2. Tiêu chí xuất xứ
1.Trong phạm vi Hiệp định VKFTA, hàng hóa nhập khẩu vào lãnh thổ của một nước thành viên được coi là có xuất xứ và đủ điều kiện để được hưởng ưu đãi thuế quan nếu hàng hóa đó đáp ứng một trong các quy định về xuất xứ dưới đây:
a) Có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại lãnh thổ của nước thành viên xuất khẩu như định nghĩa tại Điều 3 Phụ lục này;
b) Không có xuất xứ thuần túy hoặc không được sản xuất toàn bộ tại lãnh thổ của nước thành viên xuất khẩu, nhưng đáp ứng quy định tại các Điều 4 hoặc 5 hoặc 6 hoặc 7 Phụ lục này; hoặc
c) Được sản xuất toàn bộ tại lãnh thổ của nước thành viên xuất khẩu chỉ từ những nguyên liệu có xuất xứ Việt Nam hoặc Hàn Quốc.
Vậy hàng hóa có xuất xứ thuần túy theo quy định khi nhập khẩu sang Hàn Quốc sẽ được hưởng ưu đãi thuế quan.
Hàng hóa nào không được xem là hàng hóa có xuất xứ thuần túy?
Về các hàng hóa xuất xứ không thuần túy được quy định tại Điều 4 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 40/2015/TT-BCT như sau:
- Trong phạm vi điểm b, khoản 1, Điều 2 Phụ lục này, hàng hóa có xuất xứ không thuần túy được coi là có xuất xứ nếu đáp ứng Quy tắc cụ thể mặt hàng quy định tại Phụ lục II.
- Công thức tính hàm lượng giá trị khu vực (sau đây gọi tắt là “RVC”) như sau :
RVC = (FOB - VNM)/FOB x 100%
Trong đó VNM là trị giá nguyên liệu không có xuất xứ, cụ thể là:
- Trị giá CIF của nguyên liệu, phụ tùng hay hàng hóa tại thời điểm nhập khẩu; hoặc
- Giá mua đầu tiên xác định được của nguyên liệu, phụ tùng hay hàng hóa không xác định được xuất xứ tại lãnh thổ của nước thành viên nơi diễn ra các công đoạn gia công hoặc chế biến.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Máy điều hòa có phải là hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt không? Thuế suất thuế TTĐB của máy điều hòa là bao nhiêu?
- Hạn ngạch thuế quan là gì? Lưu ý điều gì khi áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan theo quy định?
- Người yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định trong tố tụng dân sự có phải nộp tiền tạm ứng chi phí giám định không?
- Nguyên nhân thanh lý rừng trồng? Tổ chức có rừng trồng được thanh lý có trách nhiệm gì sau khi hoàn thành việc thanh lý?
- Trong hồ sơ thanh toán hợp đồng xây dựng theo đơn giá cố định, đề nghị thanh toán của bên nhận thầu cần thể hiện các nội dung gì?