Hãng hàng không bị thu hồi quyền vận chuyển hàng không thường lệ trong trường hợp nào theo quy định hiện nay?
Hãng hàng không bị thu hồi quyền vận chuyển hàng không thường lệ trong trường hợp nào?
Căn cứ tại khoản 4 Điều 113 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam 2006 quy định hãng hàng không bị thu hồi quyền vận chuyển hàng không thường lệ trong các trường hợp sau đây:
Thủ tục cấp quyền vận chuyển hàng không
...
4. Hãng hàng không bị thu hồi quyền vận chuyển hàng không thường lệ trong các trường hợp sau đây:
a) Vi phạm nghiêm trọng các quy định của pháp luật về bảo đảm an toàn hàng không, an ninh hàng không và khai thác vận chuyển hàng không;
b) Không bắt đầu khai thác quyền vận chuyển hàng không trong thời hạn mười hai tháng, kể từ ngày được cấp;
c) Ngừng khai thác quyền vận chuyển hàng không mười hai tháng liên tục;
d) Theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Như vậy, có 04 trường hợp hãng hàng không bị thu hồi quyền vận chuyển hàng không thường lệ trong các trường hợp sau đây:
- Vi phạm nghiêm trọng các quy định của pháp luật về bảo đảm an toàn hàng không, an ninh hàng không và khai thác vận chuyển hàng không;
- Không bắt đầu khai thác quyền vận chuyển hàng không trong thời hạn mười hai tháng, kể từ ngày được cấp;
- Ngừng khai thác quyền vận chuyển hàng không mười hai tháng liên tục;
- Theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Hãng hàng không bị thu hồi quyền vận chuyển hàng không thường lệ trong trường hợp nào theo quy định hiện nay? (Hình từ Internet)
Quyền vận chuyển hàng không quốc tế được cấp căn cứ vào gì?
Căn cứ tại Điều 114 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam 2006 quy định về quyền vận chuyển hàng không quốc tế như sau:
Quyền vận chuyển hàng không quốc tế
1. Vận chuyển hàng không quốc tế là việc vận chuyển bằng đường hàng không qua lãnh thổ của hơn một quốc gia.
Việc trao đổi quyền vận chuyển hàng không giữa Việt Nam và các quốc gia khác phải bảo đảm sự công bằng, bình đẳng về cơ hội khai thác, về quyền lợi và nghĩa vụ giữa các hãng hàng không Việt Nam và nước ngoài.
2. Quyền vận chuyển hàng không quốc tế thường lệ đến và đi từ Việt Nam được cấp căn cứ vào nhu cầu của thị trường, khả năng của hãng hàng không, sự phát triển cân đối mạng đường bay; trên cơ sở và phù hợp với các quy định của điều ước quốc tế về vận chuyển hàng không mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Trong trường hợp Việt Nam chưa là thành viên của điều ước quốc tế về vận chuyển hàng không, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải có thể cho phép hãng hàng không khai thác vận chuyển hàng không quốc tế thường lệ tạm thời đến và đi từ Việt Nam.
3. Quyền vận chuyển hàng không quốc tế không thường lệ đến và đi từ Việt Nam được cấp căn cứ vào nhu cầu của thị trường và không được gây ảnh hưởng xấu đến vận chuyển thường lệ.
Theo đó, quyền vận chuyển hàng không quốc tế thường lệ đến và đi từ Việt Nam được cấp căn cứ vào nhu cầu của thị trường, khả năng của hãng hàng không, sự phát triển cân đối mạng đường bay; trên cơ sở và phù hợp với các quy định của điều ước quốc tế về vận chuyển hàng không mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Trong trường hợp Việt Nam chưa là thành viên của điều ước quốc tế về vận chuyển hàng không, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải có thể cho phép hãng hàng không khai thác vận chuyển hàng không quốc tế thường lệ tạm thời đến và đi từ Việt Nam.
Quyền vận chuyển hàng không quốc tế không thường lệ đến và đi từ Việt Nam được cấp căn cứ vào nhu cầu của thị trường và không được gây ảnh hưởng xấu đến vận chuyển thường lệ.
Căn cứ vào khả năng hãng hàng không như thế nào mà cấp quyền vận chuyển hàng không?
Căn cứ tại Điều 17 Thông tư 81/2014/TT-BGTVT hướng dẫn căn cứ cấp quyền vận chuyển hàng không như sau:
Căn cứ cấp quyền vận chuyển hàng không
1. Nhu cầu thị trường:
a) Đối với những đường bay mới chưa có hãng hàng không nào khai thác, quyền vận chuyển hàng không được cấp trên cơ sở đề nghị của hãng hàng không dự định khai thác đường bay đó;
b) Đối với các đường bay đang khai thác, quyền vận chuyển hàng không được cấp căn cứ kết quả khai thác trên các đường bay này tại thời điểm hãng hàng không đề nghị cấp quyền.
2. Khả năng của hãng hàng không:
a) Khả năng về tài chính, đội tàu bay, nhân lực;
b) Tính khả thi của kế hoạch khai thác tại thời điểm hãng hàng không đề nghị cấp quyền.
3. Cân đối mạng đường bay và mục tiêu phát triển kinh tế:
a) Khả năng đáp ứng của cơ sở hạ tầng cảng hàng không, sân bay;
b) Sự phát triển ổn định và hợp lý của các đường bay;
c) Cân đối vận tải hàng không giữa các vùng, miền, có tính đến yếu tố kích cầu và khuyến khích khai thác đến các cảng hàng không tại các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng núi, vùng sâu, vùng xa có nhu cầu thiết yếu về vận chuyển hàng không (đường bay thiết yếu), các cảng hàng không có lượng khai thác thấp, thực tế khai thác các đường bay thiết yếu của các hãng hàng không;
d) Phân bổ tải cung ứng hợp lý cho các hãng hàng không Việt Nam trên mạng đường bay.
Như vậy, cấp quyền vận chuyển hàng không căn cứ vào khả năng của hãng hàng không bao gồm:
- Khả năng về tài chính, đội tàu bay, nhân lực;
- Tính khả thi của kế hoạch khai thác tại thời điểm hãng hàng không đề nghị cấp quyền.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không có tạm trú làm thẻ căn cước ở thành phố HCM được không? Không có tạm trú thì thông tin về nơi cư trú thẻ căn cước là gì?
- Hội đồng thẩm định giá phải có ít nhất bao nhiêu % thành viên? Nguyên tắc hoạt động của hội đồng thẩm định giá là gì?
- Ai có thẩm quyền thành lập Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực tài chính?
- Hóa đơn điện tử của cơ quan thuế cấp theo từng lần phát sinh có bắt buộc phải có chữ ký số của người mua không?
- Cơ sở sản xuất con dấu được trực tiếp giao con dấu nào cho khách hàng? Trách nhiệm về việc đảm bảo các điều kiện về an ninh, trật tự?