Hạn tuổi phục vụ của người làm công tác cơ yếu không phải quân nhân là bao nhiêu? Khi nghỉ hưu có được hưởng chế độ hưu trí không?
Hạn tuổi phục vụ của người làm công tác cơ yếu không phải quân nhân là bao nhiêu?
Theo quy định tại khoản Điều 27 Luật Cơ yếu 2011 về hạn tuổi phục vụ của người làm công tác cơ yếu như sau:
Hạn tuổi phục vụ của người làm công tác cơ yếu
1. Hạn tuổi phục vụ của người làm công tác cơ yếu là quân nhân, Công an nhân dân thực hiện theo quy định của pháp luật về Quân đội nhân dân và Công an nhân dân. Người làm công tác cơ yếu không phải là quân nhân, Công an nhân dân thực hiện theo quy định của Bộ luật lao động.
...
Theo đó, hạn tuổi phục vụ của người làm công tác cơ yếu không phải là quân nhân được thực hiện theo quy định tại Điều 169 Bộ luật lao động 2019, cụ thể như sau:
Tuổi nghỉ hưu
1. Người lao động bảo đảm điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội được hưởng lương hưu khi đủ tuổi nghỉ hưu.
2. Tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035.
Kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam và 04 tháng đối với lao động nữ.
3. Người lao động bị suy giảm khả năng lao động; làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn nhưng không quá 05 tuổi so với quy định tại khoản 2 Điều này tại thời điểm nghỉ hưu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
4. Người lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao và một số trường hợp đặc biệt có thể nghỉ hưu ở tuổi cao hơn nhưng không quá 05 tuổi so với quy định tại khoản 2 Điều này tại thời điểm nghỉ hưu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Như vậy, theo quy định trên, trong điều kiện lao động bình thường, hạn tuổi phục vụ cao nhất của người làm công tác cơ yếu không phải là quân nhân kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 là:
- Đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng cho đến khi đủ 62 tuổi vào năm 2028.
- Đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 04 tháng cho đến khi đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035.
Hạn tuổi phục vụ của người làm công tác cơ yếu không phải quân nhân là bao lâu? Khi nghỉ hưu có được hưởng chế độ hưu trí không? (Hình từ Internet)
Người làm công tác cơ yếu không phải là quân nhân khi nghỉ hưu có được hưởng chế độ hưu trí không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 25 Luật Cơ yếu 2011 như sau:
Chế độ, chính sách đối với người làm công tác cơ yếu không phải là quân nhân, Công an nhân dân nghỉ hưu, chuyển ngành, thôi việc
1. Người làm công tác cơ yếu không phải là quân nhân, Công an nhân dân khi nghỉ hưu được hưởng quyền lợi sau đây:
a) Hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật;
b) Được chính quyền địa phương nơi cư trú tạo điều kiện ổn định cuộc sống;
c) Khám bệnh, chữa bệnh theo chế độ bảo hiểm y tế tại cơ sở y tế của quân, dân y.
...
Như vậy, người làm công tác cơ yếu không phải là quân nhân khi nghỉ hưu được hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra, người làm công tác cơ yêu không phải là quân nhân còn được hưởng các chế độ sau:
- Được chính quyền địa phương nơi cư trú tạo điều kiện ổn định cuộc sống;
- Khám bệnh, chữa bệnh theo chế độ bảo hiểm y tế tại cơ sở y tế của quân, dân y.
Người làm công tác cơ yếu không phải quân nhân nghỉ hưu trước hạn tuổi có được hưởng trợ cấp một lần?
Theo quy định tại Điều 14 Nghị định 32/2013/NĐ-CP quy định về chế độ, chính sách đối với người làm công tác cơ yếu nghỉ hưu như sau:
Chế độ, chính sách đối với người làm công tác cơ yếu nghỉ hưu
1. Người làm công tác cơ yếu nghỉ hưu được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
2. Chế độ trợ cấp một lần đối với người làm công tác cơ yếu nghỉ hưu trước hạn tuổi theo quy định tại Điều 27 Luật cơ yếu, như sau:
a) Đối tượng được hưởng trợ cấp một lần là người làm công tác cơ yếu thuộc điện dôi dư do thay đổi tổ chức, biên chế theo quyết định của cấp có thẩm quyền;
b) Chế độ trợ cấp một lần được hưởng, gồm:
- Được trợ cấp 03 tháng tiền lương cho mỗi năm nghỉ hưu trước hạn tuổi;
- Được trợ cấp bằng 05 tháng tiền lương cho 20 năm đầu công tác; từ năm thứ 21 trở đi, cứ mỗi năm công tác được trợ cấp bằng 1/2 (một nửa) tháng tiền lương.
Như vậy, người làm công tác cơ yếu không phải quân nhân được nghỉ hưu trước hạn tuổi được hưởng chế độ trợ cấp một lần khi đáp ứng các điều kiện sau:
- Có thời gian công tác trong tổ chức cơ yếu đủ 25 năm đối với nam, đủ 20 năm đối với nữ;
- Đóng đủ bảo hiểm xã hội, trong đó có ít nhất 05 năm là người làm công tác cơ yếu mà cơ quan cơ yếu không còn nhu cầu bố trí công tác trong tổ chức cơ yếu hoặc không chuyển ngành được.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức, cá nhân không niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ trong kinh doanh bị xử phạt bao nhiêu tiền từ 12/7/2024?
- Dấu dưới hình thức chữ ký số có phải là dấu của doanh nghiệp? Làm giả con dấu của doanh nghiệp bị phạt bao nhiêu tiền?
- Chủ hàng hóa quá cảnh có phải nộp lệ phí hải quan và các loại phí khác cho hàng hóa quá cảnh của mình không?
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13929:2024 về Bê tông - Phương pháp thử tăng tốc Cacbonat hóa thế nào?
- Mức ưu đãi trong lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất? Quy định về việc quản lý nguồn thu lựa chọn nhà đầu tư?