Hạn mức rủi ro tín dụng tối thiểu của tổ chức tín dụng phi ngân hàng gồm các hạn mức nào theo Thông tư 14?
Hạn mức rủi ro tín dụng tối thiểu của tổ chức tín dụng phi ngân hàng gồm các hạn mức nào?
Hạn mức rủi ro tín dụng được quy định tại Điều 20 Thông tư 14/2023/TT-NHNN như sau:
Hạn mức rủi ro tín dụng
1. Tổ chức tín dụng phi ngân hàng phải ban hành hạn mức rủi ro tín dụng đảm bảo tuân thủ các quy định về các hạn chế để bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng phi ngân hàng tại Luật Các tổ chức tín dụng và quy định của Ngân hàng Nhà nước.
2. Hạn mức rủi ro tín dụng tối thiểu bao gồm các hạn mức sau đây:
a) Hạn mức cấp tín dụng đối với đối tượng khách hàng trên cơ sở khả năng trả nợ của khách hàng;
b) Hạn mức cấp tín dụng theo sản phẩm.
3. Hạn mức rủi ro tín dụng phải được rà soát, đánh giá lại (điều chỉnh nếu cần thiết) tối thiểu 01 năm một lần theo quy định nội bộ của tổ chức tín dụng phi ngân hàng.
Như vậy, hạn mức rủi ro tín dụng tối thiểu của tổ chức tín dụng phi ngân hàng gồm 02 hạn mức sau đây:
- Hạn mức cấp tín dụng đối với đối tượng khách hàng trên cơ sở khả năng trả nợ của khách hàng;
- Hạn mức cấp tín dụng theo sản phẩm.
Lưu ý: Hạn mức rủi ro tín dụng phải được rà soát, đánh giá lại (điều chỉnh nếu cần thiết) tối thiểu 01 năm một lần.
Hạn mức rủi ro tín dụng tối thiểu của tổ chức tín dụng phi ngân hàng gồm các hạn mức nào theo Thông tư 14? (hình từ internet)
Kiểm soát rủi ro tín dụng theo hạn mức rủi ro tín dụng được phân bổ như thế nào?
Căn cứ theo Điều 21 Thông tư 14/2023/TT-NHNN quy định như sau:
Theo dõi và kiểm soát rủi ro tín dụng
1. Tổ chức tín dụng phi ngân hàng phải theo dõi, kiểm soát rủi ro tín dụng đối với từng khoản cấp tín dụng và toàn bộ danh mục cấp tín dụng và có biện pháp xử lý khi chất lượng tín dụng bị suy giảm, tối thiểu đảm bảo các yêu cầu sau đây:
a) Theo dõi kết quả phân loại nợ của khoản cấp tín dụng;
b) Đánh giá mức độ đầy đủ của dự phòng rủi ro theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
2. Việc theo dõi và kiểm soát rủi ro tín dụng tối thiểu bao gồm các nội dung sau đây:
a) Vai trò và trách nhiệm của các cá nhân, bộ phận thực hiện theo dõi, kiểm soát rủi ro tín dụng;
b) Thực hiện phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro, sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý rủi ro tín dụng;
c) Kiểm soát rủi ro tín dụng theo hạn mức rủi ro tín dụng được phân bổ đối với danh mục các khoản cấp tín dụng theo đối tượng khách hàng và theo sản phẩm;
d) Tiêu chí đánh giá và phương pháp xác định mức độ suy giảm chất lượng tín dụng của từng danh mục cấp tín dụng; cơ chế cảnh báo sớm khi có nguy cơ chất lượng tín dụng của khách hàng bị suy giảm.
Như vậy, kiểm soát rủi ro tín dụng theo hạn mức rủi ro tín dụng được phân bổ đối với danh mục các khoản cấp tín dụng theo đối tượng khách hàng và theo sản phẩm.
Thẩm quyền phê duyệt quyết định có rủi ro tín dụng được xác định theo tiêu chí nào?
Căn cứ theo Điều 23 Thông tư 14/2023/TT-NHNN quy định như sau:
Phê duyệt quyết định có rủi ro tín dụng
Tổ chức tín dụng phi ngân hàng thực hiện phê duyệt quyết định có rủi ro tín dụng đảm bảo:
1. Thẩm quyền phê duyệt quyết định có rủi ro tín dụng phải được xác định theo các tiêu chí định lượng, định tính.
2. Trường hợp phê duyệt theo cơ chế hội đồng, hội đồng phê duyệt phải có biên bản phê duyệt hoặc hình thức tương đương, trong đó nêu rõ lý do phê duyệt hoặc không phê duyệt và ghi nhận (hoặc đính kèm) ý kiến của các thành viên hội đồng. Thành viên hội đồng phê duyệt phải chịu trách nhiệm đối với quyết định của mình.
3. Thông tin cung cấp để phê duyệt quyết định có rủi ro tín dụng phải đầy đủ, phù hợp với quy mô, loại hình cấp tín dụng và quy định nội bộ của tổ chức tín dụng phi ngân hàng. Quy định về danh mục thông tin làm cơ sở để phê duyệt quyết định có rủi ro tín dụng phải được bộ phận quản lý rủi ro đánh giá đảm bảo thực hiện hiệu quả việc quản lý rủi ro tín dụng.
Như vậy, thẩm quyền phê duyệt quyết định có rủi ro tín dụng phải được xác định theo các tiêu chí định lượng, định tính. Đồng thời, tổ chức tín dụng phi ngân hàng thực hiện phê duyệt quyết định có rủi ro tín dụng đảm bảo:
- Trường hợp phê duyệt theo cơ chế hội đồng, hội đồng phê duyệt phải có biên bản phê duyệt hoặc hình thức tương đương, trong đó nêu rõ lý do phê duyệt hoặc không phê duyệt và ghi nhận (hoặc đính kèm) ý kiến của các thành viên hội đồng. Thành viên hội đồng phê duyệt phải chịu trách nhiệm đối với quyết định của mình.
- Thông tin cung cấp để phê duyệt quyết định có rủi ro tín dụng phải đầy đủ, phù hợp với quy mô, loại hình cấp tín dụng và quy định nội bộ của tổ chức tín dụng phi ngân hàng. Quy định về danh mục thông tin làm cơ sở để phê duyệt quyết định có rủi ro tín dụng phải được bộ phận quản lý rủi ro đánh giá đảm bảo thực hiện hiệu quả việc quản lý rủi ro tín dụng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu giấy vay tiền không thế chấp đơn giản, hợp pháp? Cho vay không thỏa thuận lãi suất được đòi tiền lãi tối đa bao nhiêu %?
- Trách nhiệm của đại lý thuế? Người nộp thuế phải thông báo về việc thực hiện hợp đồng dịch vụ với đại lý thuế chậm nhất mấy ngày?
- Link xem trực tiếp Chung kết Mr World 2024 ở đâu? Chung kết Mr World 2024 vào lúc mấy giờ?
- Xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật vào sản xuất công nghiệp tiểu thủ công nghiệp có được hỗ trợ trong hoạt động khuyến công?
- Ngày 6 tháng 12 là ngày bao nhiêu âm, có phải ngày lễ lớn? Ngày 6 tháng 12 là ngày gì đối với Hội Cựu chiến binh Việt Nam?