Hạn mức bù trừ điện tử đầu kỳ của mỗi thành viên quyết toán Hệ thống bù trừ điện tử được tính trên cơ sở nào?
Thành viên quyết toán của Hệ thống bù trừ có phải thực hiện ký quỹ không?
Căn cứ khoản 1 Điều 12 Thông tư 40/2024/TT-NHNN có quy định như sau:
Ký quỹ để thiết lập hạn mức bù trừ điện tử
1. Thành viên quyết toán thực hiện ký quỹ bằng tiền, giấy tờ có giá tại Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) để thiết lập hạn mức bù trừ điện tử. Giấy tờ có giá ký quỹ và tiền ký quỹ để thiết lập hạn mức bù trừ điện tử thực hiện như quy định về giấy tờ có giá ký quỹ, tiền ký quỹ để thiết lập hạn mức nợ ròng trong thanh toán giá trị thấp của Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng.
...
Như vậy, thành viên quyết toán của Hệ thống bù trừ phải thực hiện ký quỹ để thiết lập hạn mức bù trừ điện tử.
Thành viên quyết toán thực hiện ký quỹ bằng tiền, giấy tờ có giá tại Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch).
Giấy tờ có giá ký quỹ và tiền ký quỹ để thiết lập hạn mức bù trừ điện tử thực hiện như quy định về giấy tờ có giá ký quỹ, tiền ký quỹ để thiết lập hạn mức nợ ròng trong thanh toán giá trị thấp của Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng.
Hạn mức bù trừ điện tử đầu kỳ của mỗi thành viên quyết toán Hệ thống bù trừ điện tử được tính trên cơ sở nào? (Hình từ Internet)
Hạn mức bù trừ điện tử đầu kỳ của một thành viên quyết toán Hệ thống bù trừ điện tử được tính trên cơ sở nào?
Căn cứ theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 11 Thông tư 40/2024/TT-NHNN như sau:
Hạn mức bù trừ điện tử
Tổ chức chủ trì bù trừ điện tử xây dựng và ban hành quy chế nội bộ về tổ chức và vận hành Hệ thống bù trừ điện tử, bao gồm nội dung về quy trình thiết lập, điều chỉnh và quản lý hạn mức bù trừ điện tử cho thành viên quyết toán tham gia Hệ thống bù trừ điện tử, trong đó:
1. Về thiết lập hạn mức bù trừ điện tử:
...
c) Thành viên quyết toán tự tính hạn mức bù trừ điện tử đầu kỳ và gửi đề nghị thiết lập hạn mức bù trừ điện tử đến tổ chức chủ trì bù trừ điện tử trước ngày làm việc đầu tiên của kỳ thiết lập hạn mức bù trừ điện tử. Hạn mức bù trừ điện tử đầu kỳ của mỗi thành viên quyết toán được tính trên cơ sở mức chênh lệch (phải trả - phải thu) ngày cao nhất trong các giao dịch thanh toán qua Hệ thống bù trừ điện tử của kỳ liền trước kỳ thiết lập hạn mức bù trừ điện tử và đảm bảo tỷ lệ ký quỹ theo quy định tại Điều 12 Thông tư này;
Trong trường hợp hạn mức bù trừ điện tử đầu kỳ tính toán bằng không hoặc âm thì hạn mức bù trừ điện tử đầu kỳ được tính trên cơ sở hạn mức bù trừ điện tử kỳ liền trước và đảm bảo tỷ lệ ký quỹ theo quy định tại Điều 12 Thông tư này;
Trong trường hợp thành viên quyết toán tham gia Hệ thống bù trừ điện tử có thời gian chưa đủ 01 tháng thì hạn mức bù trừ điện tử đầu kỳ của thành viên đó được thiết lập bằng giá trị của giấy tờ có giá, tiền ký quỹ để thiết lập hạn mức bù trừ điện tử của thành viên;
Trường hợp thành viên quyết toán đề nghị thiết lập hạn mức bù trừ điện tử cao hơn hạn mức bù trừ điện tử đầu kỳ được tính toán, phần giá trị tăng thêm của hạn mức bù trừ điện tử so với hạn mức bù trừ điện tử đầu kỳ được áp dụng tỷ lệ ký quỹ tương ứng như quy định tại điểm b khoản 2 Điều 12 Thông tư này;
...
Như vậy, theo quy định trên thì hạn mức bù trừ điện tử đầu kỳ của một thành viên quyết toán Hệ thống bù trừ điện tử được tính trên cơ sở mức chênh lệch (phải trả - phải thu) ngày cao nhất trong các giao dịch thanh toán qua Hệ thống bù trừ điện tử của kỳ liền trước kỳ thiết lập hạn mức bù trừ điện tử và đảm bảo tỷ lệ ký quỹ.
Lưu ý: Tỷ lệ ký quỹ tối thiểu để thiết lập hạn mức bù trừ điện tử thực hiện theo Quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước trong từng thời kỳ.
Trách nhiệm của thành viên quyết toán Hệ thống bù trừ điện tử là gì?
Trách nhiệm của thành viên quyết toán Hệ thống bù trừ điện tử được quy định tại Điều 40 Thông tư 40/2024/TT-NHNN như sau:
(1) Chủ động theo dõi, quản lý và bổ sung kịp thời số dư Có trên tài khoản thanh toán của tổ chức mình mở tại Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) đảm bảo khả năng chi trả để thực hiện quyết toán bù trừ điện tử và thực hiện đầy đủ, kịp thời các nghĩa vụ phát sinh khi tham gia Hệ thống bù trừ điện tử.
(2) Đăng ký thiết lập, duy trì và quản lý hạn mức bù trừ điện tử theo đúng quy định.
Chủ động theo dõi, giám sát và kịp thời điều chỉnh tăng hạn mức bù trừ điện tử để đảm bảo các giao dịch thanh toán của khách hàng qua Hệ thống bù trừ điện tử được thực hiện thông suốt, không bị gián đoạn.
(3) Tuân thủ các quy định về tổ chức, vận hành hệ thống của Tổ chức chủ trì bù trừ điện tử.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự có thời hạn bao lâu? Trường hợp nào được ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận?
- Trạm y tế được giới thiệu, chuyển người bệnh đến cơ sở khám bệnh chữa bệnh khác trong trường hợp nào?
- Liên hệ bản thân về 19 điều Đảng viên không được làm? Liên hệ bản thân về những điều Đảng viên không được làm?