Hai vợ chồng ly hôn, vợ có phải trả lại tiền lương đã cầm của chồng hay không theo quy định mới nhất?

Tôi muốn hỏi về việc hai vợ chồng ly hôn. Vợ chồng làm cùng cơ quan, tôi giữ lương của cả hai. Nay có người phụ nữ khác, anh đơn phương ly hôn, đòi 2/3 số tiền lương đã cầm của anh, khoảng 700 triệu đồng. Tiền lương góp chung 6 năm qua, theo thoả thuận, tôi đều sử dụng để lo cho nhu cầu của gia đình. Tôi có trách nhiệm phải trả lại cho chồng tôi số tiền đó không? Đây là câu hỏi của chị G.T sống ở Long Thành.

Hai vợ chồng ly hôn, vợ có phải trả lại tiền lương đã cầm của chồng hay không theo quy định mới nhất?

Hai vợ chồng ly hôn, vợ có phải trả lại tiền lương đã cầm của chồng hay không theo Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về tài sản chung của vợ chồng:

- Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 điều 40 của Luật này.

Tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận, cũng là tài sản chung.

Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.

- Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.

- Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên, thì tài sản đó được coi là tài sản chung.

Như vậy, số tiền lương mà chồng bạn làm ra trong thời kỳ hôn nhân được xác định là tài sản chung của vợ chồng. Hơn nữa, bạn đã dùng số tiền đó để chăm lo cho gia đình, đảm bảo nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.

Căn cứ khoản 2, khoản 3 Điều 213 Bộ luật Dân sự 2015 về sở hữu chung của vợ chồng: Vợ chồng cùng nhau tạo lập, phát triển khối tài sản chung; có quyền ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung. Vợ chồng thỏa thuận hoặc ủy quyền cho nhau chiếu hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung.

Do đó, việc chồng bạn kiện bạn việc chiếm giữ tài sản, cũng không có sơ sở. Khi mới kết hôn, vợ chồng đã có thỏa thuận về việc để bạn nhận và giữ lương của anh ấy. Dù là thỏa thuận bằng miệng như sự việc đã diễn ra nhiều năm, chồng bạn cũng không có ý kiến nên có thể hiểu rằng thỏa thuận này là đã tồn tại hợp pháp. Vì vậy, các yêu cầu của chồng bạn về tài sản đưa ra là không có căn cứ, không phù hợp với quy định của pháp luật.

Hai vợ chồng ly hôn, vợ có phải trả lại tiền lương đã cầm của chồng hay không

Hai vợ chồng ly hôn, vợ có phải trả lại tiền lương đã cầm của chồng hay không (Hình từ Internet)

Hai vợ chồng ly hôn, nghĩa vụ cấp dưỡng cho con được quy định như thế nào?

Nghĩa vụ cấp dưỡng cho con giữa vợ và chồng khi ly hôn căn cứ theo Điều 115 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định: Khi ly hôn nếu bên khó khăn, túng thiếu có yêu cầu cấp dưỡng mà có lý do chính đáng thì bên kia có nghĩa vụ cấp dưỡng theo khả năng của mình.

Bên cạnh đó, căn cứ theo Điều 107 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về nghĩa vụ cấp dưỡng như sau:

- Nghĩa vụ cấp dưỡng được thực hiện giữa cha, mẹ và con; giữa anh, chị, em với nhau; giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu; giữa cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột; giữa vợ và chồng theo quy định của Luật này.

Nghĩa vụ cấp dưỡng không thể thay thế bằng nghĩa vụ khác và không thể chuyển giao cho người khác.

- Trong trường hợp người có nghĩa vụ nuôi dưỡng trốn tránh nghĩa vụ thì theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức được quy định tại Điều 119 của Luật này, Tòa án buộc người đó phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của Luật này.

Mức cấp dưỡng cho con khi hai vợ chồng ly hôn quy định như thế nào?

Mức cấp dưỡng cho con khi hai vợ chồng ly hôn căn cứ Điều 116 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định:

- Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

- Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

Tại Điều 117 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về phương thức cấp dưỡng như sau:

Việc cấp dưỡng có thể được thực hiện định kỳ hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm hoặc một lần.

Các bên có thể thỏa thuận thay đổi phương thức cấp dưỡng, tạm ngừng cấp dưỡng trong trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng lâm vào tình trạng khó khăn về kinh tế mà không có khả năng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

Ly hôn Tải về trọn bộ các văn bản Ly hôn hiện hành
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Có được cưới vợ khác khi đang trong thời gian chờ ly hôn?
Pháp luật
Nếu tòa án chấp nhận yêu cầu ly hôn thì nguyên đơn có phải chịu án phí sơ thẩm nữa không? Mức án phí sơ thẩm khi ly hôn là bao nhiêu?
Pháp luật
Có được có quan hệ tình cảm nam nữ với người khác khi đang trong quá tình xử lý đơn ly hôn không?
Pháp luật
Ai sẽ là người trực tiếp nuôi con sau ly hôn trong trường hợp vợ chồng không có thỏa thuận theo quy định?
Pháp luật
Trình tự, thủ tục đơn phương ly hôn? Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn được quy định như thế nào?
Pháp luật
Hồ sơ ly hôn thuận tình cần chuẩn bị những giấy tờ nào? Thủ tục ly hôn thuận tình tiến hành ra sao?
Pháp luật
Mẫu đơn kháng cáo ly hôn mới nhất hiện nay? Hướng dẫn cách ghi đơn kháng cáo ly hôn chi tiết như thế nào?
Pháp luật
Ly thân và ly hôn có giống nhau không? Điểm giống nhau và khác nhau giữa ly thân và ly hôn như thế nào?
Pháp luật
Sau ly hôn con ở với ai? Sau khi ly hôn có được ngăn cản vợ hoặc chồng cũ đến thăm nom con không?
Pháp luật
Nghĩa vụ thanh toán nợ chung sau khi ly hôn? Tài sản riêng có được dùng để trả các khoản nợ chung không?
Pháp luật
Hai vợ chồng đã ly hôn thì có được phép kết hôn lại hay không? Trong pháp luật hôn nhân gia đình những hành vi nào bị nghiêm cấm?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Ly hôn
Nguyễn Anh Hương Thảo Lưu bài viết
2,122 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Ly hôn

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Ly hôn

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào