Hạ sĩ quan quân đội có được hưởng phụ cấp công vụ không? Nếu có thì mức phụ cấp công vụ được hưởng là bao nhiêu?
Hạ sĩ quan quân đội có được hưởng phụ cấp công vụ không? Mức phụ cấp công vụ được hưởng là bao nhiêu?
Căn cứ Điều 2 Thông tư 43/2012/TT-BQP quy định về đối tượng được hưởng phụ cấp công vụ như sau:
Đối tượng áp dụng
1. Sĩ quan quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ, công nhân viên chức quốc phòng và lao động làm việc theo hợp đồng lao động có quyết định của cấp có thẩm quyền;
2. Người làm công tác cơ yếu không phải là quân nhân; người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu và học sinh cơ yếu hưởng chế độ phụ cấp sinh hoạt phí.
Bên cạnh đó, tại Điều 3 Thông tư 43/2012/TT-BQP quy định về mức hưởng phụ cấp công vụ như sau:
Mức phụ cấp
Từ ngày 01 tháng 5 năm 2012, các đối tượng quy định tại Điều 2 Thông tư này, hàng tháng được hưởng mức phụ cấp công vụ bằng 25% mức lương cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) hoặc phụ cấp quân hàm hiện hưởng.
Từ các quy định trên thì hạ sĩ quan quân đội sẽ được hưởng phụ cấp công vụ trong quá trình công tác của mình.
Mức phụ cấp công vụ mà hạ sĩ quan quân đội được hưởng hàng tháng bằng 25% mức lương cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) hoặc phụ cấp quân hàm hiện hưởng.
Hạ sĩ quan có được hưởng phụ cấp công vụ không? Mức phụ cấp công vụ được hưởng là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Cách tính phụ cấp công vụ đối với hạ sĩ quan quân đội được quy định như thế nào?
Theo Điều 4 Thông tư 43/2012/TT-BQP quy đinh về cách tính phụ cấp công vụ đối với hạ sĩ quan quân đội như sau:
Cách tính và nguyên tắc áp dụng
1. Cách tính
a) Đối với người hưởng lương: Phụ cấp công vụ hàng tháng được tính trên mức lương cấp hàm, ngạch bậc hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có), được tính theo công thức sau:
Mức phụ cấp công vụ được hưởng = Mức tiền lương cấp bậc quân hàm, ngạch bậc hiện hưởng + Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo (nếu có) + Mức phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) x 25%
Ví dụ 1: Tháng 5 năm 2012, đồng chí Đại úy Nguyễn Văn A, là Đại đội trưởng, đang công tác tại đơn vị Trinh sát đặc nhiệm.
Đồng chí A được hưởng phụ cấp công vụ như sau:
Phụ cấp công vụ tháng 5 năm 2012 của đồng chí A là: 1.496.250 đồng.
{1.050.000 đồng x (5,40 + 0,30) x 25% = 1.496.250 đồng/tháng}
b) Đối với hạ sĩ quan, binh sĩ và học sinh cơ yếu: Phụ cấp công vụ hàng tháng được tính trên mức phụ cấp quân hàm hoặc phụ cấp sinh hoạt phí đối với học sinh cơ yếu hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo (nếu có).
Mức phụ cấp công vụ được hưởng = Mức tiền lương cấp bậc quân hàm, ngạch bậc hiện hưởng + Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo (nếu có) x 25%
Ví dụ 2: Tháng 5 năm 2012, đồng chí Hạ sĩ Trần Văn B, là Tiểu đội phó, đang công tác tại đơn vị Trinh sát đặc nhiệm.
Đồng chí B được hưởng phụ cấp công vụ như sau:
Phụ cấp công vụ tháng 5 năm 2012 của đồng chí B là: 131.250 đồng.
(1.050.000 đồng x 0,5 x 25% = 131.250 đồng/tháng).
...
Như vậy, đôi với hạ sĩ quan quân đội thì mức phụ cấp công vụ được tính trên mức phụ cấp quân hàm hoặc phụ cấp sinh hoạt phí đối với học sinh cơ yếu hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo (nếu có).
Mức phụ cấp công vụ được hưởng = Mức tiền lương cấp bậc quân hàm, ngạch bậc hiện hưởng + Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo (nếu có) x 25%
Khoảng thời gian nào không được dùng để tính hưởng phụ cấp công vụ?
Căn cứ khoản 2 Điều 4 Thông tư 43/2012/TT-BQP quy định về các khoảng thời gian không được dùng để tính hưởng phụ cấp công vụ như sau:
Cách tính và nguyên tắc áp dụng
...
2. Nguyên tắc áp dụng
a) Phụ cấp công vụ được chi trả cùng kỳ lương hàng tháng và không dùng để tính đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
b) Khi thôi phục vụ trong quân đội thì thôi hưởng phụ cấp công vụ từ tháng tiếp theo.
c) Thời gian không được tính hưởng phụ cấp công vụ, bao gồm:
- Thời gian đi công tác, làm việc học tập ở nước ngoài được hưởng tiền lương theo quy định tại khoản 4 Điều 8 Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang;
- Thời gian nghỉ việc không hưởng lương liên tục từ 1 tháng trở lên;
- Thời gian nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;
- Thời gian bị đình chỉ công tác hoặc bị tạm giữ, tạm giam.
d) Đối tượng được hưởng phụ cấp ưu đãi nghề, phụ cấp trách nhiệm theo nghề hoặc phụ cấp đặc thù quân sự theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thì cũng được hưởng phụ cấp công vụ quy định tại Thông tư này.
Ví dụ 3: Như ví dụ 1 và 2 nêu trên.
Đồng chí A và B được hưởng phụ cấp đặc thù quân sự (Trinh sát đặc nhiệm) với mức 15% theo quy định tại Quyết định số 15/2009/QĐ-TTg ngày 21 tháng 01 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ phụ cấp đặc thù quân sự đối với một số đối tượng trong Quân đội nhân dân Việt Nam và phụ cấp công vụ như trên.
Như vậy, khoảng thời gian không được tính để hưởng phụ cấp công vụ bao gồm:
- Thời gian đi công tác, làm việc học tập ở nước ngoài được hưởng tiền lương;
- Thời gian nghỉ việc không hưởng lương liên tục từ 1 tháng trở lên;
- Thời gian nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;
- Thời gian bị đình chỉ công tác hoặc bị tạm giữ, tạm giam.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?
- Doanh nghiệp mua xe cũ của khách hàng để bán lại có cần sang tên xe từ khách hàng qua công ty không?
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên cơ sở phổ thông mới nhất?