Giống gốc cây trồng lâm nghiệp là gì? Nhà nước có hỗ trợ cho hoạt động lưu giữ giống gốc cây trồng lâm nghiệp không?
- Giống gốc cây trồng lâm nghiệp là gì?
- Nhà nước có hỗ trợ cho hoạt động lưu giữ giống gốc cây trồng lâm nghiệp không?
- Việc nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ tiên tiến về giống cây trồng lâm nghiệp có được nhà nước hỗ tợ đầu tư không?
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm gì đối với giống cây trồng lâm nghiệp?
Giống gốc cây trồng lâm nghiệp là gì?
Giống gốc cây trồng lâm nghiệp được giải thích tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 27/2021/NĐ-CP thì giống gốc cây trồng lâm nghiệp là giống được nhân lần đầu từ cây trội, cây đầu dòng của một giống đã được công nhận hoặc giống phục tráng (bao gồm: hạt giống, củ giống, rễ, thân, cành, mắt ghép, chồi hoặc mô, cây mô trong bình và cây con) để làm vật liệu nhân giống hoặc để xây dựng các vườn giống, rừng giống.
Giống gốc cây trồng lâm nghiệp là gì? (Hình từ Internet)
Nhà nước có hỗ trợ cho hoạt động lưu giữ giống gốc cây trồng lâm nghiệp không?
Nhà nước có hỗ trợ cho hoạt động lưu giữ giống gốc cây trồng lâm nghiệp không, thì theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 5 Nghị định 27/2021/NĐ-CP như sau:
Chính sách của Nhà nước về hoạt động giống cây trồng lâm nghiệp
1. Nhà nước đầu tư các hoạt động sau đây:
a) Thống kê, điều tra, xây dựng cơ sở dữ liệu về giống cây trồng lâm nghiệp; thông tin và dự báo thị trường; xây dựng chiến lược phát triển giống cây trồng lâm nghiệp; xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về giống cây trồng lâm nghiệp;
b) Xây dựng, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị cho tổ chức khoa học và công nghệ công lập phục vụ nghiên cứu chính sách, nghiên cứu cơ bản trong lĩnh vực giống cây trồng lâm nghiệp;
c) Hoạt động khoa học và công nghệ quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều 6 của Nghị định này.
2. Trong từng thời kỳ và khả năng của ngân sách nhà nước, Nhà nước hỗ trợ cho các hoạt động sau đây:
a) Hoạt động khoa học và công nghệ quy định tại điểm c khoản 2 Điều 6 của Nghị định này;
b) Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến, hoạt động chứng nhận giống cây trồng trồng lâm nghiệp;
c) Lưu giữ, sản xuất và cung ứng giống gốc cây trồng lâm nghiệp; phục tráng giống gốc; sản xuất giống cây trồng lâm nghiệp đặc sản, giống cây trồng lâm nghiệp bản địa; duy trì cây đầu dòng; bảo vệ và phát triển vườn cây đầu dòng, rừng giống, vườn giống; nhập khẩu giống mới, chuyển nhượng bản quyền đối với giống cây trồng lâm nghiệp;
d) Đào tạo nguồn nhân lực; chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật trong hoạt động giống cây trồng lâm nghiệp.
…
Như vậy, theo quy định trên thì trong từng thời kỳ và khả năng tài chính của ngân sách nhà nước, nhà nước hỗ trợ cho hoạt động lưu giữ giống gốc cây trồng lâm nghiệp.
Việc nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ tiên tiến về giống cây trồng lâm nghiệp có được nhà nước hỗ tợ đầu tư không?
Việc nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ tiên tiến về giống cây trồng lâm nghiệp có được nhà nước hỗ tợ đầu tư không, thì theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 6 Nghị định 27/2021/NĐ-CP như sau:
Hoạt động khoa học và công nghệ về giống cây trồng lâm nghiệp
1. Hoạt động khoa học và công nghệ trong lĩnh vực giống cây trồng lâm nghiệp được thực hiện theo quy định của Nghị định này, pháp luật về khoa học và công nghệ, chuyển giao công nghệ.
2. Hoạt động khoa học và công nghệ trong lĩnh vực giống cây trồng lâm nghiệp được Nhà nước đầu tư hoặc hỗ trợ đầu tư bao gồm:
a) Nghiên cứu cơ chế, chính sách về giống cây trồng lâm nghiệp; chọn, tạo giống cây trồng lâm nghiệp chất lượng cao, chống chịu sinh vật gây hại và thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường;
b) Thu thập, lưu giữ, bảo tồn và khai thác nguồn gen giống cây trồng lâm nghiệp quý, hiếm, giống cây trồng lâm nghiệp đặc sản, giống cây trồng lâm nghiệp bản địa; xây dựng ngân hàng gen cây trồng lâm nghiệp;
c) Nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ mới về giống cây trồng lâm nghiệp.
Như vậy, theo quy định trên thì việc nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ tiến tiến về giống cây trồng lâm nghiệp được nhà nước hỗ tợ đầu tư.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm gì đối với giống cây trồng lâm nghiệp?
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm đối với giống cây trồng lâm nghiệp theo quy định tại tại Điều 28 Nghị định 27/2021/NĐ-CP như sau:
- Chỉ đạo, tổ chức thực hiện các quy định về quản lý giống cây trồng lâm nghiệp trên địa bàn; hướng dẫn, kiểm tra quy trình sản xuất phù hợp với điều kiện của địa phương.
- Đề xuất, đặt hàng nhiệm vụ khoa học và công nghệ về giống cây trồng lâm nghiệp phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương theo từng giai đoạn.
- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, tập huấn kiến thức về giống cây trồng lâm nghiệp.
- Cập nhật cơ sở dữ liệu, thông tin; thực hiện chế độ báo cáo thống kê về giống cây trồng lâm nghiệp trên địa bàn vào hệ thống cơ sở dữ liệu giống cây trồng lâm nghiệp của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Chỉ đạo thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật về giống cây trồng lâm nghiệp theo thẩm quyền.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo số hóa hồ sơ thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Mức tiền hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp bị Nhà nước thu hồi là bao nhiêu? Có được hỗ trợ vay vốn tín dụng khi bị thu hồi không?
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?
- Doanh nghiệp mua xe cũ của khách hàng để bán lại có cần sang tên xe từ khách hàng qua công ty không?
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?