Giới hạn thời gian điều tra, xác minh giải quyết vụ tai nạn giao thông đường thủy nội địa trong bao lâu?
Đơn vị nào có thẩm quyền tiếp nhận tin báo vụ tai nạn giao thông đường thủy nội địa?
Đơn vị nào có thẩm quyền tiếp nhận tin báo vụ tai nạn giao thông đường thủy nội địa? (Hình từ Internet)
Theo Điều 5 Thông tư 64/2020/TT-BCA quy định như sau:
Tổ chức tiếp nhận tin báo
1. Các đơn vị Cảnh sát giao thông có trách nhiệm tiếp nhận tin báo:
a) Đội Cảnh sát giao thông; Đội Cảnh sát giao thông, trật tự Công an quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Đội Cảnh sát giao thông Công an cấp huyện);
b) Phòng Cảnh sát giao thông; Phòng Cảnh sát đường thủy Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Phòng Cảnh sát giao thông Công an cấp tỉnh);
c) Cục Cảnh sát giao thông.
Theo đó, có 03 đơn vị Cảnh sát giao thông có trách nhiệm tiếp nhận tin báo, bao gồm:
+ Đội Cảnh sát giao thông; Đội Cảnh sát giao thông, trật tự Công an quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
+ Phòng Cảnh sát giao thông; Phòng Cảnh sát đường thủy Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
+ Cục Cảnh sát giao thông.
Giới hạn thời gian điều tra, xác minh giải quyết vụ tai nạn giao thông đường thủy nội địa trong bao lâu?
Theo Điều 18 Thông tư 64/2020/TT-BCA quy định như sau:
Thời hạn điều tra, xác minh giải quyết vụ tai nạn giao thông
Vụ tai nạn giao thông không có dấu hiệu tội phạm thì thời hạn điều tra, xác minh giải quyết như sau:
1. Nhận được tin báo về vụ tai nạn giao thông thì Cảnh sát giao thông phải tiến hành điều tra, xác minh, giải quyết trong thời hạn 07 ngày; trường hợp vụ tai nạn giao thông có nhiều tình tiết phức tạp cần xác minh thêm thì có thể được kéo dài nhưng không quá 30 ngày kể từ ngày nhận được tin báo về vụ tai nạn giao thông. Trường hợp phải thông qua giám định chuyên môn hoặc cần phải có thêm thời gian để xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ thì người có thẩm quyền phải báo cáo thủ trưởng trực tiếp của mình bằng văn bản để xin gia hạn; việc gia hạn phải bằng văn bản, thời hạn gia hạn không được quá 30 ngày.
2. Kết thúc thời hạn điều tra, xác minh, giải quyết thì lực lượng Cảnh sát giao thông phải ra Thông báo kết quả điều tra, xác minh, giải quyết vụ tai nạn giao thông theo mẫu số 13/TNĐT ban hành theo Thông tư này và tiến hành xử lý theo quy định pháp luật hành chính.
Theo đó, trong thời hạn 07 ngày kể từ khi nhận được tin báo về vụ tai nạn giao thông thì Cảnh sát giao thông phải tiến hành điều tra, xác minh, giải quyết vụ tai nạn giao thông đường thủy nội địa, trừ các trường hợp sau đây:
+ Trường hợp vụ tai nạn giao thông có nhiều tình tiết phức tạp cần xác minh thêm thì có thể được kéo dài nhưng không quá 30 ngày kể từ ngày nhận được tin báo về vụ tai nạn giao thông.
+ Trường hợp phải thông qua giám định chuyên môn hoặc cần phải có thêm thời gian để xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ thì người có thẩm quyền phải báo cáo thủ trưởng trực tiếp của mình bằng văn bản để xin gia hạn; việc gia hạn phải bằng văn bản, thời hạn gia hạn không được quá 30 ngày.
Giải quyết vụ tai nạn giao thông đường thủy nội địa theo thủ tục hành chính được thực hiện như thế nào?
Theo Điều 19 Thông tư 64/2020/TT-BCA quy định trình tự, thủ tục giải quyết vụ tai nạn giao thông đường thủy nội địa của cán bộ Cảnh sát giao thông như sau:
Căn cứ vào hồ sơ, tài liệu hoạt động điều tra, xác minh, báo cáo kết quả và đề xuất giải quyết vụ tai nạn giao thông đường thủy nội địa theo mẫu số 14A/TNĐT ban hành theo Thông tư 64/2020/TT-BCA, cán bộ Cảnh sát giao thông trình lãnh đạo có thẩm quyền để giải quyết vụ tai nạn giao thông như sau:
Bước 1:
+ Mời các bên liên quan hoặc đại diện hợp pháp của họ đến trụ sở đơn vị để thông báo kết quả điều tra, xác minh (kết luận nguyên nhân, diễn biến vụ tai nạn giao thông, xác định lỗi của những người có liên quan trong vụ tai nạn giao thông và hình thức xử lý vi phạm hành chính);
Đồng thời lập Biên bản giải quyết vụ tai nạn giao thông đường thủy nội địa theo mẫu số 15/TNĐT ban hành theo Thông tư 64/2020/TT-BCA.
+ Lập biên bản vi phạm hành chính (nếu có) theo quy định của Điều 58 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (được sửa đổi bởi khoản 29 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020);
Lưu ý: Nếu một trong các bên liên quan đến vụ tai nạn giao thông vắng mặt có lý do chính đáng, thì phải lập Biên bản ghi nhận việc vắng mặt và hẹn thời gian đến giải quyết.
Bước 2:
Báo cáo người có thẩm quyền ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính (nếu có).
Bước 3:
Cho các bên liên quan đến vụ tai nạn giao thông tự giải quyết bồi thường thiệt hại dân sự tại trụ sở cơ quan, đơn vị;
Trường hợp các bên liên quan trong vụ tai nạn giao thông không tự thỏa thuận giải quyết bồi thường thiệt hại dân sự thì phải lập biên bản đồng thời hướng dẫn các bên liên hệ với Tòa án có thẩm quyền để giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự.
Bước 4:
Sau khi hoàn thành việc điều tra, xác minh, giải quyết vụ tai nạn giao thông, cán bộ Cảnh sát giao thông thụ lý hoàn chỉnh hồ sơ và báo cáo lãnh đạo đơn vị kết thúc việc điều tra, xác minh, giải quyết vụ tai nạn giao thông; thực hiện chế độ thống kê, báo cáo tai nạn giao thông đường thủy nội địa, lưu hồ sơ theo quy định của Bộ Công an và pháp luật có liên quan.
Lưu ý: Đối với những vụ tai nạn giao thông do cơ quan điều tra thụ lý giải quyết nhưng sau đó lại có ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự, quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định đình chỉ điều tra hoặc quyết định đình chỉ vụ án;
Nếu hành vi có dấu hiệu vi phạm hành chính thì chuyển hồ sơ, tài liệu, tang vật, phương tiện cho cơ quan, đơn vị Cảnh sát giao thông để xử lý vi phạm hành chính thì cán bộ Cảnh sát giao thông được giao thụ lý phải báo cáo người có thẩm quyền thực hiện theo quy định tại Điều 63 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 và thực hiện quy định tại khoản 1, 2, 3 và khoản 4 Điều 19 Thông tư 64/2020/TT-BCA.
Ngoài ra, khi kết thúc việc điều tra, xác minh, giải quyết vụ tai nạn giao thông, cơ quan, đơn vị thụ lý vụ tai nạn giao thông nếu phát hiện những tồn tại, bất cập, thiếu sót trong lĩnh vực quản lý nhà nước về hạ tầng giao thông, tổ chức giao thông, việc quản lý người điều khiển phương tiện, quản lý phương tiện thì có văn bản kiến nghị với cơ quan quản lý, ngành chủ quản để có biện pháp khắc phục.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đô la Mỹ của tổ chức áp dụng từ 20 11 2024 theo Quyết định 2410 QĐ-NHNN?
- Việc tiếp nhận, xử lý thông tin để phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Bộ Công thương được thực hiện theo quy trình nào?
- Từ ngày 25/12/2024, tên miền đã tạm ngừng hoạt động được gỡ bỏ trạng thái tạm ngừng hoạt động trong các trường hợp nào?
- Tổng hợp trọn bộ danh mục mẫu báo cáo thống kê ngành tư pháp chia theo lĩnh vực chi tiết chuẩn Thông tư 03?
- Mẫu báo cáo thành tích công đoàn 2024 dành cho tập thể công đoàn cơ sở đối với Chuyên đề Giỏi việc nước đảm việc nhà 2024?