Giấy phép hành nghề khám bệnh chữa bệnh của bác sĩ được ghi như thế nào? Bác sĩ thay đổi phạm vi hành nghề thì có cần điều chỉnh giấy phép hành nghề không?
Giấy phép hành nghề khám bệnh chữa bệnh của bác sĩ được ghi như thế nào?
Căn cứ Điều 12 Thông tư 32/2023/TT-BYT quy định về mẫu giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh như sau:
Mẫu giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh
Bộ Y tế, Sở Y tế các tỉnh, thành phố, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an cấp giấy phép hoạt động theo mẫu quy định tại Phụ lục số XIX ban hành kèm theo Thông tư này.
Như vậy, giấy phép hành nghề khám bệnh chữa bệnh của bác sĩ được thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục XIX ban hành kèm theo Thông tư 32/2023/TT-BYT.
Theo đó, nội dung trong giấy phép hành nghề khám bệnh chữa bệnh của bác sĩ được hướng dẫn cụ thể như sau:
- Mặt trước của giấy phép hành nghề do Bộ Y tế cấp:
(1) Số giấy phép hành nghề ghi đầy đủ 6 ký tự số (VD: 000001/BYT-GPHN)..
(2) Ghi rõ chức danh người đứng đầu của đơn vị được giao chức năng đầu mối cấp, cấp lại như: Cục trưởng Cục.., Trưởng phòng….
(3) Áp dụng đối với trường hợp cấp lại chứng chỉ hành nghề.
(4) Ghi rõ tên của người được cấp chứng chỉ hành nghề bằng chữ in hoa đậm; trường hợp là người nước ngoài phải ghi đúng theo tên trong hộ chiếu của người đó.
(5) Ghi một trong ba thông tin về số căn cước công dân hoặc số định danh cá nhân hoặc số hộ chiếu còn hạn sử dụng.
(6) Ghi quốc tịch đối với người nước ngoài.
(7) Ghi rõ theo quy định tại khoản 1 Điều 26 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023.
(8) Ghi theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế
(9) Không có chữ ký tắt của đại diện đơn vị trình.
- Mặt sau của giấy phép hành nghề do Bộ Y tế cấp:
(1) Không có chữ ký tắt của đại diện đơn vị trình.
- Mặt trước của giấy phép hành nghề do Sở Y tế cấp:
(1) Tên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
(2) Số giấy phép hành nghề ghi 6 ký tự số (VD: 000001/HN-GPHN).
(3) Mã ký hiệu (tên viết tắt) của cơ quan cấp chứng chỉ hành nghề ghi theo quy định tại Mẫu 03 Phụ lục này.
(4) Ghi rõ chức danh người đứng đầu của đơn vị được giao chức năng đầu mối cấp, cấp lại như: Cục trưởng Cục.., Trưởng phòng….
(5) Áp dụng đối với trường hợp cấp lại chứng chỉ hành nghề.
(6) Ghi rõ tên của người được cấp chứng chỉ hành nghề bằng chữ in hoa đậm.
(7) Ghi một trong ba thông tin về số căn cước công dân hoặc số định danh cá nhân hoặc số hộ chiếu còn hạn sử dụng.
(8) Ghi quốc tịch đối với người nước ngoài.
(9) Ghi theo quy định tại Điều 26 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023.
(10) Ghi theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế
(11) Địa danh.
(12) Không có chữ ký tắt của đại diện đơn vị trình.
- Mặt sau của giấy phép hành nghề do Sở Y tế cấp:
(1) Không có chữ ký tắt của đại diện đơn vị trình.
TẢI VỀ Mẫu giấy phép hành nghề khám bệnh chữa bệnh của bác sĩ.
Giấy phép hành nghề khám bệnh chữa bệnh của bác sĩ được ghi như thế nào? (Hình từ Internet)
Bác sĩ thay đổi phạm vi hành nghề khám bệnh, chữa bệnh thì có cần điều chỉnh giấy phép hành nghề không?
Trường hợp phải điều chỉnh giấy phép hành nghề được quy định tại khoản 1 Điều 33 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 như sau:
Điều chỉnh giấy phép hành nghề
1. Điều chỉnh giấy phép hành nghề đối với các chức danh bác sỹ, y sỹ, điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y, dinh dưỡng lâm sàng, cấp cứu viên ngoại viện và tâm lý lâm sàng khi bổ sung, thay đổi phạm vi hành nghề khám bệnh, chữa bệnh.
2. Điều kiện điều chỉnh giấy phép hành nghề bao gồm:
a) Đã hoàn thành chương trình đào tạo về chuyên môn kỹ thuật phù hợp với phạm vi hành nghề đề nghị điều chỉnh do cơ sở đào tạo, bệnh viện cấp;
b) Đáp ứng yêu cầu về thực hành khám bệnh, chữa bệnh đối với một số lĩnh vực chuyên môn;
c) Không thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 20 của Luật này.
3. Hồ sơ đề nghị điều chỉnh giấy phép hành nghề bao gồm:
a) Đơn đề nghị điều chỉnh giấy phép hành nghề;
b) Tài liệu chứng minh đáp ứng đủ điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này.
...
Như vậy, theo quy định, trường hợp bác sĩ muốn thay đổi phạm vi hành nghề khám bệnh, chữa bệnh thì phải làm thủ tục điều chỉnh giấy phép hành nghề khám bệnh chữa bệnh.
Những chức danh chuyên môn nào yêu cầu phải có giấy phép hành nghề khám bệnh chữa bệnh?
Chức danh chuyên môn phải có giấy phép hành nghề được quy định tại khoản 1 Điều 26 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 như sau:
Chức danh chuyên môn phải có giấy phép hành nghề
1. Chức danh chuyên môn phải có giấy phép hành nghề bao gồm:
a) Bác sỹ;
b) Y sỹ;
c) Điều dưỡng;
d) Hộ sinh;
đ) Kỹ thuật y;
e) Dinh dưỡng lâm sàng;
g) Cấp cứu viên ngoại viện;
h) Tâm lý lâm sàng;
i) Lương y;
k) Người có bài thuốc gia truyền hoặc có phương pháp chữa bệnh gia truyền.
2. Chính phủ quy định chức danh chuyên môn và điều kiện cấp mới, cấp lại, gia hạn, điều chỉnh, đình chỉ hành nghề, thu hồi giấy phép hành nghề đối với chức danh chuyên môn được bổ sung ngoài các chức danh quy định tại khoản 1 Điều này phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong từng thời kỳ sau khi báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
3. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định phạm vi hành nghề đối với từng chức danh chuyên môn.
Như vậy, theo quy định, các chức danh chuyên môn yêu cầu phải có giấy phép hành nghề khám bệnh chữa bệnh bao gồm:
- Bác sỹ;
- Y sỹ;
- Điều dưỡng;
- Hộ sinh;
- Kỹ thuật y;
- Dinh dưỡng lâm sàng;
- Cấp cứu viên ngoại viện;
- Tâm lý lâm sàng;
- Lương y;
- Người có bài thuốc gia truyền hoặc có phương pháp chữa bệnh gia truyền.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông tư 12 2024 sửa đổi 10 Thông tư về tiền lương thù lao tiền thưởng người lao động? Thông tư 12 2024 có hiệu lực khi nào?
- Kinh doanh là gì? Có thể hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không cần đăng ký kinh doanh hay không?
- Đơn vị sự nghiệp công lập có phát sinh nước thải sinh hoạt thì có thuộc đối tượng phải đóng phí bảo vệ môi trường?
- Thông qua Nghị quyết giảm thuế GTGT 06 tháng đầu năm 2025 ngay trong tháng 11/2024 đúng không? Công văn 12477 lập đề nghị giảm thuế GTGT thế nào?
- Mức tính tiền chậm nộp phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn là bao nhiêu? Trường hợp nào tính tiền chậm nộp vi phạm hành chính?