Giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn là văn bằng bảo hộ đúng không? Phạm vi hiệu lực của GCN ra sao?
- Giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn là văn bằng bảo hộ đúng không?
- Tác giả thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn có được ghi tên tại Giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn không?
- Phạm vi hiệu lực của Giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn? Quy định về chấm dứt hiệu lực loại GCN này?
Giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn là văn bằng bảo hộ đúng không?
Văn bằng bảo hộ được quy định tại Điều 92 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi bởi khoản 28 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 như sau:
Văn bằng bảo hộ
1. Văn bằng bảo hộ ghi nhận chủ sở hữu sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu (sau đây gọi là chủ văn bằng bảo hộ); tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí; đối tượng, phạm vi và thời hạn bảo hộ.
2. Văn bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý ghi nhận tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý, chỉ dẫn địa lý được bảo hộ, tính chất đặc thù của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý, tính chất đặc thù về điều kiện địa lý và khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý.
3. Văn bằng bảo hộ gồm Bằng độc quyền sáng chế, Bằng độc quyền giải pháp hữu ích, Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu và Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý.
Theo đó, Giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn là một loại văn bằng bảo hộ.
Giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn là văn bằng bảo hộ đúng không? Phạm vi hiệu lực của GCN ra sao? (hình từ internet)
Tác giả thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn có được ghi tên tại Giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn không?
Tác giả và quyền của tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí được quy định tại Điều 122 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 như sau:
Tác giả và quyền của tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí
1. Tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí là người trực tiếp sáng tạo ra đối tượng sở hữu công nghiệp; trong trường hợp có hai người trở lên cùng nhau trực tiếp sáng tạo ra đối tượng sở hữu công nghiệp thì họ là đồng tác giả.
2. Quyền nhân thân của tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí gồm các quyền sau đây:
a) Được ghi tên là tác giả trong Bằng độc quyền sáng chế, Bằng độc quyền giải pháp hữu ích, Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp và Giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn;
b) Được nêu tên là tác giả trong các tài liệu công bố, giới thiệu về sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí.
3. Quyền tài sản của tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí là quyền nhận thù lao theo quy định tại Điều 135 của Luật này.
Chiếu theo quy định này thì quyền hân thân của tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí sẽ gồm quyền được ghi tên là tác giả trong Bằng độc quyền sáng chế, Bằng độc quyền giải pháp hữu ích, Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp và Giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn.
Như vậy, tác giả thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn được ghi tên tại Giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn.
Phạm vi hiệu lực của Giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn? Quy định về chấm dứt hiệu lực loại GCN này?
Phạm vi hiệu lực của Giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn được quy định tại Điều 93 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 như sau:
Hiệu lực của văn bằng bảo hộ
1. Văn bằng bảo hộ có hiệu lực trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
2. Bằng độc quyền sáng chế có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết hai mươi năm kể từ ngày nộp đơn.
3. Bằng độc quyền giải pháp hữu ích có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết mười năm kể từ ngày nộp đơn.
4. Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết năm năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn hai lần liên tiếp, mỗi lần năm năm.
5. Giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn có hiệu lực từ ngày cấp và chấm dứt vào ngày sớm nhất trong số những ngày sau đây:
a) Kết thúc mười năm kể từ ngày nộp đơn;
b) Kết thúc mười năm kể từ ngày thiết kế bố trí được người có quyền đăng ký hoặc người được người đó cho phép khai thác thương mại lần đầu tiên tại bất kỳ nơi nào trên thế giới;
c) Kết thúc mười lăm năm kể từ ngày tạo ra thiết kế bố trí.
...
Theo quy định này thì giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn có hiệu lực từ ngày cấp và chấm dứt vào ngày sớm nhất trong số những ngày sau đây:
- Kết thúc mười năm kể từ ngày nộp đơn;
- Kết thúc mười năm kể từ ngày thiết kế bố trí được người có quyền đăng ký hoặc người được người đó cho phép khai thác thương mại lần đầu tiên tại bất kỳ nơi nào trên thế giới;
- Kết thúc mười lăm năm kể từ ngày tạo ra thiết kế bố trí.
Cũng theo quy định này thì giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn có hiệu lực trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chủ hàng hóa quá cảnh có phải nộp lệ phí hải quan và các loại phí khác cho hàng hóa quá cảnh của mình không?
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13929:2024 về Bê tông - Phương pháp thử tăng tốc Cacbonat hóa thế nào?
- Mức ưu đãi trong lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất? Quy định về việc quản lý nguồn thu lựa chọn nhà đầu tư?
- Không chấp hành quyết định thanh tra, kiểm tra trong quản lý giá từ ngày 12/7/2024 bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Tổ chức, cá nhân liên quan đến phương tiện vận tải xuất cảnh trong việc phòng chống buôn lậu có nghĩa vụ gì?