Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của văn phòng đại diện công ty chứng khoán bị thu hồi trong trường hợp nào?
Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của văn phòng đại diện công ty chứng khoán bị thu hồi trong trường hợp nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 212 Nghị định 155/2020/NĐ-CP quy định về các trường hợp mà văn phòng đại diện công ty chứng khoán nước ngoài bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động như sau:
Hồ sơ, thủ tục thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng đại diện công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam
1. Văn phòng đại diện công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng đại diện trong các trường hợp sau:
a) Theo đề nghị của tổ chức kinh doanh chứng khoán nước ngoài;
b) Tổ chức kinh doanh chứng khoán nước ngoài, văn phòng đại diện vi phạm các quy định về quản lý ngoại hối theo pháp luật Việt Nam, giao dịch nội bộ, thao túng thị trường và các giao dịch bị cấm khác theo quy định của pháp luật chứng khoán Việt Nam; không thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ thuế, các nghĩa vụ tài chính khác đối với Nhà nước Việt Nam theo quy định của pháp luật;
c) Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng đại diện có những thông tin sai lệch, không chính xác hoặc bỏ sót những nội dung quan trọng theo quy định phải có trong hồ sơ;
d) Hoạt động sai mục đích, không đúng chức năng hoặc không đúng nội dung quy định trong Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng đại diện hoặc các quy định pháp luật khác về hoạt động của văn phòng đại diện;
đ) Không gửi báo cáo theo yêu cầu của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước;
e) Tổ chức kinh doanh chứng khoán nước ngoài chấm dứt hoạt động, bị phá sản, giải thể; hoặc tổ chức kinh doanh chứng khoán nước ngoài bị chia, tách, sáp nhập, hợp nhất mà tổ chức hình thành sau khi chia, tách, sáp nhập, hợp nhất đề nghị chấm dứt hoạt động của văn phòng đại diện tại Việt Nam;
g) Văn phòng đại diện không tiến hành hoạt động trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động.
...
Theo đó, khi công ty chứng khoán nước ngoài muốn chấm dứt hoạt động tại Việt Nam thì có thể đề nghị Ủy ban chứng khoán Việt Nam thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của văn phòng đại diện tại Việt Nam.
Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của văn phòng đại diện công ty chứng khoán bị thu hồi trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Hồ sơ đề nghị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động cần những giấy tờ gì?
Căn cứ khoản 2 Điều 212 Nghị định 155/2020/NĐ-CP quy định về hồ sơ đề nghị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động như sau:
Hồ sơ, thủ tục thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng đại diện công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam
...
2. Trường hợp văn phòng đại diện chấm dứt hoạt động theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, tối thiểu 30 ngày trước ngày dự kiến chấm dứt hoạt động, tổ chức kinh doanh chứng khoán nước ngoài gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước hồ sơ đề nghị chấm dứt hoạt động văn phòng đại diện. Hồ sơ bao gồm các tài liệu sau:
a) Thông báo về việc chấm dứt hoạt động của văn phòng đại diện;
b) Kế hoạch chấm dứt hoạt động của văn phòng đại diện bao gồm: trình tự, thủ tục thanh lý tài sản và thực hiện các nghĩa vụ của văn phòng đại diện; cách thức, thời hạn và kế hoạch thanh toán các nghĩa vụ nợ, thu hồi tài sản có, giải quyết các nghĩa vụ, quyền lợi với cá nhân, tổ chức có liên quan; kế hoạch chuyển tiền và tài sản của văn phòng đại diện ra nước ngoài;
c) Quyết định của cấp có thẩm quyền của tổ chức kinh doanh chứng khoán nước ngoài về việc chấm dứt hoạt động văn phòng đại diện.
...
Như vậy, hồ sơ đề nghị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động cần những giấy tờ sau:
- Thông báo về việc chấm dứt hoạt động của văn phòng đại diện;
- Kế hoạch chấm dứt hoạt động của văn phòng đại diện bao gồm: trình tự, thủ tục thanh lý tài sản và thực hiện các nghĩa vụ của văn phòng đại diện; cách thức, thời hạn và kế hoạch thanh toán các nghĩa vụ nợ, thu hồi tài sản có, giải quyết các nghĩa vụ, quyền lợi với cá nhân, tổ chức có liên quan; kế hoạch chuyển tiền và tài sản của văn phòng đại diện ra nước ngoài;
- Quyết định của cấp có thẩm quyền của tổ chức kinh doanh chứng khoán nước ngoài về việc chấm dứt hoạt động văn phòng đại diện.
Tối thiểu 30 ngày trước ngày dự kiến chấm dứt hoạt động, công ty khoán nước ngoài phải gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước hồ sơ đề nghị chấm dứt hoạt động văn phòng đại diện.
Văn phòng đại diện công ty chứng khoán nước ngoài cần thực hiện những thủ tục nào khi chấm dứt hoạt động?
Căn cứ khoản 4 Điều 212 Nghị định 155/2020/NĐ-CP quy định về các thủ tục cần làm của văn phòng đại diện công ty chứng khoán nước ngoài khi chấm dứt hoạt động như sau:
Hồ sơ, thủ tục thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng đại diện công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam
...
4. Sau khi nhận được Quyết định quy định tại khoản 3 Điều này, văn phòng đại diện thực hiện các thủ tục đóng cửa văn phòng đại diện bao gồm:
a) Công bố thông tin trên phương tiện công bố thông tin của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và 01 tờ báo điện tử hoặc báo in trong 03 số liên tiếp về việc chấm dứt hoạt động của mình để các tổ chức, cá nhân đến giải quyết quyền lợi liên quan;
b) Thanh lý hợp đồng thuê trụ sở, hợp đồng lao động với người lao động và các giao dịch khác (nếu có);
c) Hoàn thành các nghĩa vụ thuế, tài chính đối với Nhà nước theo quy định hiện hành của pháp luật;
d) Thanh toán hết các khoản nợ và các nghĩa vụ khác với tổ chức và cá nhân có liên quan tại Việt Nam; thực hiện đầy đủ mọi nghĩa vụ, quyền lợi đối với các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
...
Theo đó, sau khi nhận được Quyết định chấm dứt hoạt động, văn phòng đại diện thực hiện các thủ tục đóng cửa văn phòng đại diện bao gồm:
- Công bố thông tin trên phương tiện công bố thông tin của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và 01 tờ báo điện tử hoặc báo in trong 03 số liên tiếp về việc chấm dứt hoạt động của mình để các tổ chức, cá nhân đến giải quyết quyền lợi liên quan;
- Thanh lý hợp đồng thuê trụ sở, hợp đồng lao động với người lao động và các giao dịch khác (nếu có);
- Hoàn thành các nghĩa vụ thuế, tài chính đối với Nhà nước theo quy định hiện hành của pháp luật;
- Thanh toán hết các khoản nợ và các nghĩa vụ khác với tổ chức và cá nhân có liên quan tại Việt Nam; thực hiện đầy đủ mọi nghĩa vụ, quyền lợi đối với các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lợi dụng dịch bệnh tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ bị xử phạt bao nhiêu tiền? Bình ổn giá trong trường hợp nào?
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự có thời hạn bao lâu? Trường hợp nào được ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận?