Giấy chứng minh Kiểm sát viên được sử dụng khi nào? Giấy chứng minh Kiểm sát viên do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao cấp cho ai?
Giấy chứng minh Kiểm sát viên được sử dụng khi nào?
Giấy chứng minh Kiểm sát viên được sử dụng theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Thông tư 01/2015/TT-VKSTC thì:
Giấy chứng minh Kiểm sát viên chỉ được sử dụng trong khi thi hành nhiệm vụ.
Không sử dụng Giấy chứng minh Kiểm sát viên thay giấy giới thiệu, giấy chứng minh nhân dân và các loại giấy tờ tùy thân khác vào việc riêng hoặc việc trái pháp luật khác.
Giấy chứng minh Kiểm sát viên (Hình từ Internet)
Giấy chứng minh Kiểm sát viên do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao cấp cho ai?
Giấy chứng minh Kiểm sát viên do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao cấp theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 01/2015/TT-VKSTC như sau:
Giấy chứng minh Kiểm sát viên
1. Giấy chứng minh Kiểm sát viên do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao cấp cho: Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân các cấp, Viện kiểm sát quân sự các cấp, Kiểm sát viên các ngạch theo quy định của pháp luật.
2. Giấy chứng minh Kiểm sát viên theo quy định tại Nghị quyết số 522b/NQ-UBTVQH13 ngày 16/8/2012 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về trang phục đối với cán bộ, công chức, viên chức ngành Kiểm sát và Giấy chứng minh Kiểm sát viên và Nghị quyết số 973/2015/UBTVQH13 ngày 14/7/2015 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về sửa đổi, bổ sung Nghị quyết 522b/NQ-UBTVQH13 ngày 16/8/2012 như sau:
a) Kích thước: Chiều dài 95 mm, chiều rộng 62 mm;
b) Mặt trước: Nền đỏ, trên cùng là dòng chữ “Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” màu vàng, in hoa, cỡ chữ 11; ở giữa là hình Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; phía dưới Quốc huy là dòng chữ “Giấy chứng minh Kiểm sát viên” màu vàng, in hoa, cỡ chữ 13;
b) Mặt sau: Nền trắng có hoa văn chìm, màu hồng; có một đường gạch chéo màu đỏ rộng 8 mm, chạy từ góc dưới bên trái lên góc trên bên phải, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh; có phù hiệu ngành Kiểm sát ở góc trên bên trái; có ảnh của Kiểm sát viên ở góc dưới bên trái, cỡ 23x30 mm; có thông tin về họ và tên, ngày, tháng, năm sinh, chức danh, đơn vị công tác; nhiệm kỳ; chữ ký của Viện trưởng và dấu của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Như vậy, theo quy định trên thì giấy chứng minh Kiểm sát viên do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao cấp cho: Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân các cấp, Viện kiểm sát quân sự các cấp, Kiểm sát viên các ngạch theo quy định của pháp luật.
Ai có trách nhiệm đề nghị cấp đổi Giấy chứng minh Kiểm sát viên?
Người có trách nhiệm đề nghị cấp đổi Giấy chứng minh Kiểm sát viên được quy định tại khoản 6 Điều 7 Thông tư 01/2015/TT-VKSTC như sau:
Cấp, đổi, thu hồi trang phục, Giấy chứng minh Kiểm sát viên, Giấy chứng nhận Điều tra viên, Giấy chứng nhận Kiểm tra viên
…
2. Công chức khi được bổ nhiệm các chức danh tư pháp lần đầu được Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao cấp Giấy chứng minh Kiểm sát viên, Giấy chứng nhận Điều tra viên, Giấy chứng nhận Kiểm tra viên theo quy định.
3. Khi thay đổi chức danh tư pháp hoặc đơn vị công tác thì công chức đề nghị Thủ trưởng đơn vị có văn bản trình Viện trưởng Viện kiểm sát nhân tối cao cấp đổi Giấy chứng minh Kiểm sát viên, Giấy chứng nhận Điều tra viên, Giấy chứng nhận Kiểm tra viên, cấp hiệu, biển tên phù hợp.
4. Phù hiệu, cấp hiệu, Giấy chứng minh Kiểm sát viên, Giấy chứng nhận Điều tra viên, Giấy chứng nhận Kiểm tra viên bị mất hoặc bị hư hỏng thì công chức, viên chức phải báo cáo giải trình bằng văn bản với Thủ trưởng đơn vị để trình cấp có thẩm quyền xem xét, cấp lại.
5. Khi chuyển ngành, thôi việc, chấm dứt hợp đồng lao động, cách chức, miễn nhiệm, buộc thôi việc, bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc thuộc các trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều này thì công chức, viên chức phải nộp lại phù hiệu, cấp hiệu, Giấy chứng minh Kiểm sát viên, Giấy chứng nhận Điều tra viên, Giấy chứng nhận Kiểm tra viên cho Thủ trưởng đơn vị. Trường hợp nghỉ hưu thì nộp lại Giấy chứng minh Kiểm sát viên, Giấy chứng nhận Điều tra viên, Giấy chứng nhận Kiểm tra viên.
6. Thủ trưởng đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm đề nghị cấp, đổi, thu hồi Giấy chứng minh Kiểm sát viên, Giấy chứng nhận Điều tra viên, Giấy chứng nhận Kiểm tra viên và gửi về Viện kiểm sát nhân dân tối cao (Vụ Tổ chức cán bộ).
Như vậy, theo quy định trên thì Thủ trưởng đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm đề nghị cấp đổi Giấy chứng minh Kiểm sát viên và gửi về Viện kiểm sát nhân dân tối cao (Vụ Tổ chức cán bộ)
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dự án bất động sản có phải tuân thủ giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải cấp giấy phép xây dựng không?
- Bên mua bảo hiểm có được chuyển giao hợp đồng bảo hiểm tài sản theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm không?
- Mức thu phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp là 5.000.000 đồng đúng không?
- Chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ phục vụ ký phát hành hộ chiếu có gắn chíp điện tử của DS có hiệu lực trong bao lâu?
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm của em đối với người thân chọn lọc? Đặc điểm môn Ngữ Văn trong chương trình GDPT 2018 là gì?