Giáo viên trung học phổ thông có được thân mật với học sinh? Có được bố trí vị trí việc làm cũ khi hết thời gian đình chỉ công tác giáo viên?
Giáo viên trung học phổ thông "thân mật" với học sinh có vi phạm pháp luật?
Ứng xử của giáo viên được quy định tại Điều 6 Thông tư 06/2019/TT-BGDĐT như sau:
Ứng xử của giáo viên
1. Ứng xử với người học: Ngôn ngữ chuẩn mực, dễ hiểu, khen hoặc phê bình phù hợp với đối tượng và hoàn cảnh; mẫu mực, bao dung, trách nhiệm, yêu thương; tôn trọng sự khác biệt, đối xử công bằng, tư vấn, lắng nghe và động viên, khích lệ người học; tích cực phòng, chống bạo lực học đường, xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện. Không xúc phạm, gây tổn thương, vụ lợi; không trù dập, định kiến, bạo hành, xâm hại; không thờ ơ, né tránh hoặc che giấu các hành vi vi phạm của người học.
2. Ứng xử với cán bộ quản lý: Ngôn ngữ tôn trọng, trung thực, cầu thị, tham mưu tích cực và thể hiện rõ chính kiến; phục tùng sự chỉ đạo, điều hành và phân công của lãnh đạo theo quy định. Không xúc phạm, gây mất đoàn kết; không thờ ơ, né tránh hoặc che giấu các hành vi sai phạm của cán bộ quản lý.
3. Ứng xử với đồng nghiệp và nhân viên: Ngôn ngữ đúng mực, trung thực, thân thiện, cầu thị, chia sẻ, hỗ trợ; tôn trọng sự khác biệt; bảo vệ uy tín, danh dự và nhân phẩm của đồng nghiệp, nhân viên. Không xúc phạm, vô cảm, gây mất đoàn kết.
4. Ứng xử với cha mẹ người học: Ngôn ngữ đúng mực, trung thực, tôn trọng, thân thiện, hợp tác, chia sẻ. Không xúc phạm, áp đặt, vụ lợi.
5. Ứng xử với khách đến cơ sở giáo dục: Ngôn ngữ đúng mực, tôn trọng. Không xúc phạm, gây khó khăn, phiền hà.
Hiện tại, pháp luật hiện hành chưa có quy định cụ thể khái niệm "Thân mật" là gì. Tuy nhiên hành vi thân mật giữa giáo viên và học sinh nêu trên có thể hiểu theo nhiều cách.
Có thể hiểu "Thân mật" là hành động tương tác bình thường như quan tâm, hỗ trợ học tập, đến những hành động có tính chất gần gũi, quá mức như ôm ấp, hoặc các biểu hiện tình cảm cá nhân không phù hợp trong môi trường học đường.
*Lưu ý rằng, sự thân mật quá mức hoặc có tính chất tình cảm vượt qua ranh giới giáo dục có thể dẫn đến các vấn đề về đạo đức và pháp lý.
Theo đó, mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh cần phải được xây dựng trên nguyên tắc tôn trọng lẫn nhau và đảm bảo môi trường giáo dục lành mạnh.
Trường hợp, hành vi thân thiết giữa giáo viên trung học phổ thông và người học chỉ là hành động tương tác bình thường như quan tâm, hỗ trợ học tập đảm bảo tuân thủ đúng tuân chuẩn ứng xử giữa giáo viên và học sinh theo quy định tại Điều 6 Thông tư 06/2019/TT-BGDĐT thì hành vi thân mật nêu trên là phù hợp quy định pháp luật.
Ngược lại, hành vi thân thiết giữa giáo viên trung học phổ thông và người học không đảm bảo việc tuân thủ quy tắc ứng xử giữa giáo viên và người học; đạo đức xã hội thì sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật, tùy tính chất mức độ sự việc.
Cụ thể, giáo viên trung học phổ thông cần đảm bảo ứng xử với học sinh như sau:
- Ngôn ngữ chuẩn mực, dễ hiểu, khen hoặc phê bình phù hợp với đối tượng và hoàn cảnh; mẫu mực, bao dung, trách nhiệm, yêu thương;
- Tôn trọng sự khác biệt, đối xử công bằng, tư vấn, lắng nghe và động viên, khích lệ người học;
- Tích cực phòng, chống bạo lực học đường, xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện.
- Không xúc phạm, gây tổn thương, vụ lợi; không trù dập, định kiến, bạo hành, xâm hại;
- Không thờ ơ, né tránh hoặc che giấu các hành vi vi phạm của người học.
>> Xem thêm:
Tải về Dự thảo Luật Nhà giáo
Tải về Bảng lương giáo viên 2024 các cấp
Giáo viên thân mật với học sinh có vi phạm pháp luật? Hết thời gian đình chỉ công tác giáo viên có được bố trí vào vị trí việc làm cũ không? (Hình từ Internet)
Hết thời gian đình chỉ công tác giáo viên trung học phổ thông có được bố trí vào vị trí việc làm cũ không?
Tạm đình chỉ công tác đối với viên chức giữ chức vụ giáo viên trung học phổ thông được quy định tại Điều 54 Luật Viên chức 2010 như sau:
Tạm đình chỉ công tác
1. Trong thời hạn xử lý kỷ luật, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập quyết định tạm đình chỉ công tác của viên chức nếu thấy viên chức tiếp tục làm việc có thể gây khó khăn cho việc xem xét, xử lý kỷ luật. Thời gian tạm đình chỉ công tác không quá 15 ngày, trường hợp cần thiết có thể kéo dài thêm nhưng không quá 30 ngày. Hết thời gian tạm đình chỉ công tác, nếu viên chức không bị xử lý kỷ luật thì được bố trí vào vị trí việc làm cũ.
2. Trong thời gian bị tạm đình chỉ công tác, viên chức được hưởng lương theo quy định của Chính phủ.
Theo đó, trong thời hạn xử lý kỷ luật, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập quyết định tạm đình chỉ công tác của viên chức nếu thấy viên chức tiếp tục làm việc có thể gây khó khăn cho việc xem xét, xử lý kỷ luật.
Thời gian tạm đình chỉ công tác không quá 15 ngày, trường hợp cần thiết có thể kéo dài thêm nhưng không quá 30 ngày.
Hết thời gian tạm đình chỉ công tác, nếu viên chức không bị xử lý kỷ luật thì được bố trí vào vị trí việc làm cũ.
Như vậy, trường hợp viên chức giữ chức vụ giáo viên bị tạm đình chỉ công tác theo quyết định tạm đình chỉ công tác, khi hết thời gian tạm đình chỉ công tác, nếu giáo viên không bị xử lý kỷ luật thì được bố trí vào vị trí việc làm cũ.
Tiêu chuẩn chung để trở thành giáo viên trung học phổ thông được quy định như thế nào?
Tiêu chuẩn để trở thành giáo viên được quy định tại Điều 67 Luật Giáo dục 2019 như sau:
Tiêu chuẩn của nhà giáo
Nhà giáo phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau đây:
1. Có phẩm chất, tư tưởng, đạo đức tốt;
2. Đáp ứng chuẩn nghề nghiệp theo vị trí việc làm;
3. Có kỹ năng cập nhật, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ;
4. Bảo đảm sức khỏe theo yêu cầu nghề nghiệp.
Theo đó, để trở thành giáo viên, cá nhân cần phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau đây:
- Có phẩm chất, tư tưởng, đạo đức tốt;
- Đáp ứng chuẩn nghề nghiệp theo vị trí việc làm;
- Có kỹ năng cập nhật, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ;
- Bảo đảm sức khỏe theo yêu cầu nghề nghiệp.
Lưu ý:
Quyền và nhiệm vụ của giáo viên được quy định tại Điều 69 Luật Giáo dục 2019 và Điều 70 Luật Giáo dục 2019 như sau:
(1) Nhiệm vụ của nhà giáo
- Giảng dạy, giáo dục theo mục tiêu, nguyên lý giáo dục, thực hiện đầy đủ và có chất lượng chương trình giáo dục.
- Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân, điều lệ nhà trường, quy tắc ứng xử của nhà giáo.
- Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của nhà giáo; tôn trọng, đối xử công bằng với người học; bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng của người học.
- Học tập, rèn luyện để nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, đổi mới phương pháp giảng dạy, nêu gương tốt cho người học.
(2) Quyền của nhà giáo
- Được giảng dạy theo chuyên môn đào tạo.
- Được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ.
- Được hợp đồng thỉnh giảng, nghiên cứu khoa học tại cơ sở giáo dục khác hoặc cơ sở nghiên cứu khoa học.
- Được tôn trọng, bảo vệ nhân phẩm, danh dự và thân thể.
- Được nghỉ hè theo quy định của Chính phủ và các ngày nghỉ khác theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên cơ sở phổ thông mới nhất?
- Người nhận hối lộ trong việc đăng ký cư trú có nằm trong hành vi bị pháp luật nghiêm cấm không?
- Trường hợp đăng ký biến động đất đai thì chi nhánh của tổ chức đăng ký đất đai có thẩm quyền cấp sổ đỏ không?
- Dự án bất động sản có phải tuân thủ giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải cấp giấy phép xây dựng không?