Giáo viên tiểu học hạng I được cử làm Tổng phụ trách Đội trong trường cần đáp ứng những tiêu chuẩn gì theo quy định pháp luật hiện hành?
- Giáo viên tiểu học hạng I được cử làm Tổng phụ trách Đội trong trường cần đáp ứng những tiêu chuẩn gì theo quy định pháp luật hiện hành?
- Nhiệm vụ và quyền hạn của giáo viên làm Tổng phụ trách Đội trường tiểu học được quy định như thế nào?
- Thời hạn được cử làm Tổng phụ trách Đội trường trường tiểu học sẽ là bao lâu?
Giáo viên tiểu học hạng I được cử làm Tổng phụ trách Đội trong trường cần đáp ứng những tiêu chuẩn gì theo quy định pháp luật hiện hành?
Căn cứ theo Điều 2 Thông tư 27/2017/TT-BGDĐT quy định về tiêu chuẩn của giáo viên làm Tổng phụ trách Đội như sau:
Tiêu chuẩn của giáo viên làm Tổng phụ trách Đội
1. Giáo viên được chọn để cử làm Tổng phụ trách Đội phải bảo đảm các tiêu chuẩn sau:
a) Đáp ứng đủ tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên theo hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên đang giữ (tiêu chuẩn đối với giáo viên tiểu học quy định tại Thông tư liên tịch số 21/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 16 tháng 9 năm 2015 quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học công lập; tiêu chuẩn đối với giáo viên trung học cơ sở quy định tại Thông tư liên tịch số 22/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 16 tháng 9 năm 2015 quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở công lập).
b) Đã được đào tạo nghiệp vụ công tác Đội cùng chuyên ngành giảng dạy hoặc bồi dưỡng nghiệp vụ về công tác Đội.
c) Có năng lực phối hợp với các tổ chức trong và ngoài nhà trường để tổ chức các hoạt động Đội và phong trào thiếu nhi.
2. Ưu tiên chọn giáo viên có khả năng về âm nhạc, mỹ thuật, thể dục thể thao, thuyết trình, tổ chức sự kiện, truyền thông để giúp nhà trường tổ chức tốt các hoạt động Đội và phong trào thiếu nhi.
Tiêu chuẩn đối với giáo viên tiểu học hạng I tại Điều 5 Thông tư 02/2021/TT-BGDĐT quy định:
Giáo viên tiểu học hạng I - Mã số: V.07.03.27
1. Nhiệm vụ
...
2. Tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp
Ngoài các tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp của giáo viên tiểu học hạng II, giáo viên tiểu học hạng I phải là tấm gương mẫu mực về đạo đức nhà giáo và vận động, hỗ trợ đồng nghiệp thực hiện tốt các quy định về đạo đức nhà giáo.
3. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng
a) Có bằng thạc sĩ trở lên thuộc ngành đào tạo giáo viên đối với giáo viên tiểu học hoặc có bằng thạc sĩ trở lên chuyên ngành phù hợp với môn học giảng dạy hoặc có bằng thạc sĩ quản lý giáo dục trở lên;
b) Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng I.
4. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ
a) Tích cực, chủ động thực hiện và tuyên truyền vận động, hướng dẫn đồng nghiệp thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, quy định và yêu cầu của ngành, địa phương về giáo dục tiểu học vào các nhiệm vụ được giao;
b) Chủ động, linh hoạt, sáng tạo trong việc thực hiện kế hoạch giáo dục để phù hợp với học sinh, nhà trường, địa phương; hỗ trợ đồng nghiệp thực hiện tốt kế hoạch giảng dạy, giáo dục;
c) Tích cực, chủ động chia sẻ kinh nghiệm, hướng dẫn, hỗ trợ đồng nghiệp, cha mẹ học sinh và cộng đồng để nâng cao hiệu quả giáo dục học sinh;
d) Có khả năng đánh giá hoặc hướng dẫn đồng nghiệp làm các sản phẩm nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng từ cấp huyện trở lên;
đ) Có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện các nhiệm vụ của giáo viên tiểu học hạng I và có khả năng sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc thiểu số trong một số nhiệm vụ cụ thể được giao;
e) Được công nhận là chiến sĩ thi đua cấp bộ/ban/ngành/tỉnh trở lên; hoặc bằng khen từ cấp tỉnh trở lên; hoặc được công nhận đạt một trong các danh hiệu: giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi, giáo viên làm tổng phụ trách Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh giỏi từ cấp huyện trở lên;
g) Viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng chức nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng I (mã số V.07.03.27) phải có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng II (mã số V.07.03.28) hoặc tương đương từ đủ 06 (sáu) năm trở lên, tính đến thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng.
Theo đó, giáo viên được chọn để cử làm Tổng phụ trách Đội phải bảo đảm các tiêu chuẩn sau:
- Đáp ứng đủ tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học theo hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học đó đang giữ;
- Đã được đào tạo nghiệp vụ công tác Đội cùng chuyên ngành giảng dạy hoặc bồi dưỡng nghiệp vụ về công tác Đội.
- Có năng lực phối hợp với các tổ chức trong và ngoài nhà trường để tổ chức các hoạt động Đội và phong trào thiếu nhi.
Ưu tiên chọn giáo viên có khả năng về âm nhạc, mỹ thuật, thể dục thể thao, thuyết trình, tổ chức sự kiện, truyền thông để giúp nhà trường tổ chức tốt các hoạt động Đội và phong trào thiếu nhi.
Giáo viên làm Tổng phụ trách Đội trường tiểu học (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ và quyền hạn của giáo viên làm Tổng phụ trách Đội trường tiểu học được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 3 Thông tư 27/2017/TT-BGDĐT quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của giáo viên làm Tổng phụ trách Đội. Theo đó, giáo viên làm Tổng phụ trách Đội trường tiểu học có các nhiệm vụ và quyền hạn sau:
- Thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của giáo viên theo quy định tại Điều lệ trường tiểu học mà giáo viên đó đang dạy.
- Tham mưu cho hiệu trưởng các vấn đề thuộc lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ công tác Đội và phong trào thiếu nhi trong phạm vi nhà trường.
- Lập kế hoạch, tổ chức, quản lý các chương trình hoạt động cho đội viên, học sinh trong nhà trường theo kế hoạch của ngành Giáo dục, chương trình công tác Đội và phong trào thiếu nhi của Hội đồng Đội các cấp.
- Xây dựng hệ thống tổ chức cơ sở Đội trong nhà trường theo nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh; bồi dưỡng đội ngũ phụ trách chi đội, ban chỉ huy Đội các cấp.
- Phối hợp với các tổ chức, cá nhân có liên quan để tổ chức các hoạt động Đội và phong trào thiếu nhi, hoạt động giáo dục trong nhà trường.
- Học tập, rèn luyện và tham dự các lớp bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, công tác Đội và phong trào thiếu nhi do ngành Giáo dục, Hội đồng Đội các cấp tổ chức để nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ.
- Được bảo đảm các điều kiện để thực hiện các hoạt động Đội và phong trào thiếu nhi, các hoạt động giáo dục phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường và địa phương.
Thời hạn được cử làm Tổng phụ trách Đội trường trường tiểu học sẽ là bao lâu?
Theo quy định tại Điều 5 Thông tư 27/2017/TT-BGDĐT như sau:
Thời hạn giáo viên được cử làm Tổng phụ trách Đội
1. Thời hạn giáo viên được cử làm Tổng phụ trách Đội là 05 năm. Hết thời hạn trên, nhà trường có trách nhiệm bố trí giáo viên trở lại giảng dạy theo đúng chuyên ngành được đào tạo.
2. Trường hợp giáo viên hết thời hạn được cử nhưng còn đủ tiêu chuẩn và có nguyện vọng tiếp tục làm Tổng phụ trách Đội thì hiệu trưởng thống nhất với Hội đồng trường để xem xét, quyết định theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư này.
3. Trường hợp giáo viên chưa hết thời hạn được cử mà thôi không làm Tổng phụ trách Đội thì hiệu trưởng ra quyết định thôi cử đối với giáo viên làm Tổng phụ trách Đội, đồng thời cùng Hội đồng trường xem xét, chọn và cử giáo viên khác thay thế theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư này.
Theo quy định trên, thời hạn giáo viên được cử làm Tổng phụ trách Đội là 05 năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tục xóa đăng ký thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất trong dự án xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng cấp tỉnh ra sao?
- Phương pháp lập Chứng từ điều chỉnh thông tin ghi Sổ kế toán thuế nội địa? Khóa sổ kế toán thuế nội địa trước hay sau khi lập báo cáo kế toán thuế?
- Thủ tục chuyển loại rừng đối với khu rừng do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập từ 30/10/2024 ra sao?
- Mức bồi thường được tính thế nào khi Nhà nước thu hồi đất và gây thiệt hại đối với cây rừng trồng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước?
- Giá trị chứng khoán tính khấu trừ khi trích lập dự phòng rủi ro được xác định như thế nào theo quy định pháp luật?