Giáo viên THCS hạng 2 giảng dạy 8 năm thì có được xét thăng hạng lên chức danh nghề nghiệp Giáo viên cơ sở hạng 1 không?
Giáo viên THCS hạng 2 giảng dạy 8 năm thì có được xét thăng hạng lên chức danh nghề nghiệp Giáo viên THCS hạng 1 hay không?
Căn cứ theo quy định tại điểm k khoản 4 Điều 5 Thông tư 03/2021/TT-BGDĐT được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 3 Thông tư 08/2023/TT-BGDĐT về tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên trung học cơ sở hạng 1 như sau:
Giáo viên trung học cơ sở hạng I - Mã số V.07.04.30
...
4. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ
a) Tích cực, chủ động thực hiện và tuyên truyền vận động, hướng dẫn đồng nghiệp thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, quy định và yêu cầu của ngành, địa phương về giáo dục trung học cơ sở vào nhiệm vụ được giao;
b) Có khả năng thực hiện và hướng dẫn, hỗ trợ đồng nghiệp xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường và địa phương; hướng dẫn, hỗ trợ đồng nghiệp xây dựng bài học theo chủ đề liên môn;
c) Có khả năng thực hiện và hướng dẫn, hỗ trợ đồng nghiệp trong việc vận dụng phương pháp, công nghệ dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường và địa phương;
...
k) Viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng I (mã số V.07.04.30) phải có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng II (mã số V.07.04.31) hoặc tương đương từ đủ 06 (sáu) năm trở lên tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng.
Như vậy, theo quy định trên thì giáo viên THCS hạng 2 muốn xét nâng hạng lên chức danh nghề nghiệp giáo viên cơ sở hạng 1 phải có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng 2 từ đủ 06 năm trở lên.
Do đó, đối với thời gian giảng dạy 8 năm nhưng có trên 06 giữ chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng 2 thì có thể được xét thăng hạng.
Ngoài ra, Giáo viên THCS hạng 2 khi xét thăng hạng còn phải đáp ứng những điều kiện về tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng và tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ đối với chức danh nghề nghiệp Giáo viên THCS hạng 1 được quy định tại Điều 5 Thông tư 03/2021/TT-BGDĐT.
Giáo viên THCS hạng 2 mã số V.07.04.31 giảng dạy 8 năm thì có được xét thăng hạng lên chức danh nghề nghiệp Giáo viên cơ sở hạng 1 V.07.04.30 không? (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ của chức danh nghề nghiệp Giáo viên THCS hạng 1 hiện này là gì?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư 03/2021/TT-BGDĐT được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 3 Thông tư 08/2023/TT-BGDĐT về nhiệm vụ của chức danh nghề nghiệp Giáo viên cơ sở hạng 1 gồm:
Giáo viên trung học cơ sở hạng 1 phải đảm bảo những nhiệm vụ của giáo viên trung học cơ sở hạng 2 và phải thực hiện những nhiệm vụ sau:
(1) Tham gia biên soạn hoặc thẩm định hoặc lựa chọn sách giáo khoa, tài liệu giáo dục địa phương hoặc các tài liệu dạy học khác và tài liệu bồi dưỡng cho giáo viên;
(2) Làm báo cáo viên, chia sẻ kinh nghiệm hoặc dạy minh họa ở các lớp tập huấn, bồi dưỡng phát triển chuyên môn, nghiệp vụ giáo viên từ cấp huyện trở lên hoặc tham gia dạy học trực tuyến;
(3) Chủ trì triển khai, hướng dẫn đồng nghiệp triển khai các chủ trương, nội dung đổi mới của ngành;
(4) Tham gia công tác kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên từ cấp huyện trở lên; tham gia đánh giá hoặc hướng dẫn các sản phẩm nghiên cứu khoa học và công nghệ từ cấp huyện trở lên;
(5) Tham gia ban tổ chức hoặc ban giám khảo hoặc ban ra đề trong các hội thi (của giáo viên hoặc học sinh) từ cấp huyện trở lên (nếu có).
Chức danh nghề nghiệp giáo viên THCS hạng mấy là cao nhất?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 28 Nghị định 115/2020/NĐ-CP về chức danh nghề nghiệp viên chức như sau:
Chức danh nghề nghiệp viên chức
1. Quy định về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức bao gồm các nội dung sau:
a) Tên của chức danh nghề nghiệp;
b) Nhiệm vụ bao gồm những công việc cụ thể phải thực hiện có mức độ phức tạp phù hợp với hạng chức danh nghề nghiệp;
c) Tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp;
d) Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng;
đ) Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ.
2. Căn cứ vào mức độ phức tạp công việc của chức danh nghề nghiệp, các chức danh nghề nghiệp viên chức trong cùng một lĩnh vực sự nghiệp được xếp hạng từ cao xuống thấp như sau:
a) Chức danh nghề nghiệp hạng I;
b) Chức danh nghề nghiệp hạng II;
c) Chức danh nghề nghiệp hạng III;
d) Chức danh nghề nghiệp hạng IV;
đ) Chức danh nghề nghiệp hạng V.
Như vậy, theo thứ hạng nêu trên thì chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở có xếp hạng cao nhất là giáo viên trung học cơ sở hạng 1.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có được áp dụng hình thức kỷ luật tước danh hiệu Công an nhân dân đối với cán bộ sử dụng chất gây nghiện trái phép không?
- Việc xử lý bưu gửi không có người nhận được thực hiện như thế nào? Tổ chức xử lý không đúng quy định đối với bưu gửi bị xử phạt bao nhiêu?
- Loại hình giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ là gì? VSDC thực hiện thanh toán giao dịch theo phương thức nào?
- 05 căn cứ tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ trong trường hợp cần thiết? Chế độ chính sách của cán bộ bị tạm đình chỉ công tác được thực hiện thế nào?
- Hướng dẫn quy trình lựa chọn nhà đầu tư qua mạng mới nhất hiện nay? Lựa chọn nhà đầu tư qua mạng là gì?