Giáo viên tham gia lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo có những trách nhiệm nào phải thực hiện?
- Lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo đối với giáo viên mầm non được chia làm mấy giai đoạn?
- Giáo viên tham gia lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo có những trách nhiệm nào phải thực hiện?
- Những vấn đề nào mà giáo viên mầm non cần lưu khi khi tham gia và sau khi tham gia lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo?
Lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo đối với giáo viên mầm non được chia làm mấy giai đoạn?
Căn cứ Điều 4 Nghị định 71/2020/NĐ-CP quy định về thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non như sau:
"Điều 4. Lộ trình thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non
1. Lộ trình thực hiện từ ngày 01 tháng 7 năm 2020 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2030.
2. Lộ trình được thực hiện thành hai giai đoạn:
a) Giai đoạn 1: Từ ngày 01 tháng 7 năm 2020 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2025, bảo đảm đạt ít nhất 60% số giáo viên mầm non đang được đào tạo hoặc đã hoàn thành chương trình đào tạo được cấp bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm;
b) Giai đoạn 2: Từ ngày 01 tháng 01 năm 2026 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2030, thực hiện đối với số giáo viên còn lại để bảo đảm 100% số giáo viên mầm non hoàn thành chương trình đào tạo được cấp bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm."
Theo đó, lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non được chia làm hai giai đoạn.
Trong đó, giai đoạn một của lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo phải đảm bảo đạt ít nhất 60% số giáo viên mầm non đang được đào tạo hoặc đã hoàn thành chương trình đào tạo được cấp bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm
Giai đoạn hai thực hiện đối với số giáo viên còn lại để bảo đảm 100% số giáo viên mầm non hoàn thành chương trình đào tạo được cấp bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm.
Giáo viên tham gia lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo có những trách nhiệm nào phải thực hiện?
Giáo viên tham gia lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo có những trách nhiệm nào phải thực hiện?
Căn cứ Điều 10 Nghị định 71/2020/NĐ-CP quy định về quyền lợi của giáo viên khi tham gia lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo như sau:
"Điều 10. Quyền và trách nhiệm của giáo viên tham gia đào tạo nâng trình độ chuẩn
1. Quyền của giáo viên được cử đi đào tạo nâng trình độ chuẩn:
a) Được cơ quan quản lý, sử dụng tạo điều kiện về thời gian; được hỗ trợ tiền đóng học phí (áp dụng theo quy định hiện hành của pháp luật đối với sinh viên sư phạm);
b) Được tính thời gian đào tạo vào thời gian công tác liên tục;
c) Được hưởng 100 % lương và các chế độ, phụ cấp theo quy định của pháp luật.
2. Trách nhiệm của giáo viên được cử đi đào tạo nâng trình độ chuẩn:
a) Thực hiện các quy định về đào tạo, quy chế và quy định về thời gian đào tạo; chịu sự quản lý của cơ sở đào tạo trong thời gian tham gia các hoạt động đào tạo;
b) Có cam kết thực hiện nhiệm vụ, công vụ tại cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông sau khi hoàn thành chương trình đào tạo trong thời gian ít nhất gấp 02 lần thời gian đào tạo;
c) Trong suốt thời gian khóa học, giáo viên vẫn phải thực hiện các nhiệm vụ công tác theo quy định khi không phải tham gia các hoạt động đào tạo;
d) Trường hợp giáo viên không hoàn thành chương trình đào tạo theo thời gian quy định dẫn đến phải kéo dài thời gian đào tạo thì phải tự túc các khoản chi phí đào tạo phát sinh trong thời gian đào tạo kéo dài."
Như vậy, giáo viên tham gia lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo phải:
- Thực hiện các quy định về đào tạo, quy chế và quy định về thời gian đào tạo; chịu sự quản lý của cơ sở đào tạo trong thời gian tham gia các hoạt động đào tạo
- Cam kết thực hiện nhiệm vụ, công vụ tại cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông sau khi hoàn thành chương trình đào tạo
- Đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ công tác theo quy định khi không phải tham gia các hoạt động đào tạo
- Phải tự túc các khoản chi phí đào tạo phát sinh trong thời gian đào tạo kéo dàI do không được cấp bằng.
Những vấn đề nào mà giáo viên mầm non cần lưu khi khi tham gia và sau khi tham gia lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo?
Căn cứ Điều 11 Nghị định 71/2020/NĐ-CP quy định về việc đền bù chi phí đào tạo như sau:
"Điều 11. Đền bù chi phí đào tạo
1. Giáo viên được cử đi đào tạo nâng trình độ chuẩn được đào tạo phải đền bù chi phí đào tạo khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Tự ý bỏ học, bỏ việc hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc, hợp đồng lao động trong thời gian đào tạo;
b) Không được cơ sở đào tạo cấp bằng tốt nghiệp, trừ trường hợp có lí do khách quan bất khả kháng được cơ quan có thẩm quyền xác nhận;
c) Đã hoàn thành và được cấp bằng tốt nghiệp khóa học nhưng bỏ việc hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc, hợp đồng lao động khi chưa phục vụ đủ thời gian cam kết quy định tại điểm b khoản 2 Điều 10 Nghị định này.
2. Chi phí đền bù, cách tính chi phí đền bù, trình tự, thủ tục đền bù chi phí đào tạo áp dụng thực hiện theo các quy định hiện hành của pháp luật đối với cán bộ, công chức, viên chức."
Theo đó, giáo viên cần lưu lý những trường hợp phải đền bù chi phí đào tạo trước và sau khi tham gia đào tạo theo quy định nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bản kiểm điểm đảng viên sinh hoạt nơi cư trú cuối năm 2024 thế nào? Tải về mẫu bản kiểm điểm đảng viên sinh hoạt nơi cư trú cuối năm 2024 ở đâu?
- Công ty chứng khoán là thành viên giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ phải đáp ứng điều kiện nhân sự công nghệ thông tin thế nào?
- Biện pháp chống bán phá giá sẽ được áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu khi hàng hóa đáp ứng những điều kiện nào?
- Mẫu thỏa thuận liên danh thuộc hồ sơ mời thầu mua thuốc qua mạng theo phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ?
- Được gia hạn Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu không? Hồ sơ yêu cầu gia hạn Giấy chứng nhận gồm những gì?