Giáo viên tham gia lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo cần lưu ý những điều nào để không phải đền bù chi phí đào tạo?

Giáo viên THCS không đáp ứng được bằng cấp để tham gia kì thi xét duyệt thăng hạng chức danh nghề nghiệp phải tham gia lộ trình nâng trình độ chuẩn sẽ được hưởng quyền lợi gì? Trong thời gian tham gia, giáo viên cần lưu ý những vấn đề nào để không phải đền bù chi phí đào tạo?

Việc xây dựng kế hoạch lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo dành cho giáo viên sẽ do ai thực hiện?

Căn cứ Điều 13 Nghị định 71/2020/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của Bộ Giáo dục và Đào tạo như sau:

"Điều 13. Trách nhiệm của Bộ Giáo dục và Đào tạo
1. Xây dựng kế hoạch 5 năm theo lộ trình 2020 - 2025 và 2026 - 2030; chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch có kết quả.
2. Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm việc bố trí, sắp xếp, chọn cử giáo viên tham gia đào tạo; kết quả, tiến độ và các quy định liên quan đến thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn của giáo viên và thực hiện chế độ, chính sách theo quy định.
3. Tổ chức sơ kết khi kết thúc giai đoạn 1 và tổ chức tổng kết khi kết thúc lộ trình để đánh giá tình hình, kết quả thực hiện."

Như vậy, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ là cơ quan thực hiện việc xây dựng kế hoạch lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo dành cho giáo viên.

Giáo viên tham gia lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo cần lưu ý những điều nào để không phải đền bù chi phí đào tạo?

Giáo viên tham gia lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo cần lưu ý những điều nào để không phải đền bù chi phí đào tạo?

Những quyền lợi nào mà giáo viên tham gia lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo sẽ được nhận?

Căn cứ Điều 10 Nghị định 71/2020/NĐ-CP quy định về quyền lợi của giáo viên khi tham gia lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo như sau:

"Điều 10. Quyền và trách nhiệm của giáo viên tham gia đào tạo nâng trình độ chuẩn
1. Quyền của giáo viên được cử đi đào tạo nâng trình độ chuẩn:
a) Được cơ quan quản lý, sử dụng tạo điều kiện về thời gian; được hỗ trợ tiền đóng học phí (áp dụng theo quy định hiện hành của pháp luật đối với sinh viên sư phạm);
b) Được tính thời gian đào tạo vào thời gian công tác liên tục;
c) Được hưởng 100 % lương và các chế độ, phụ cấp theo quy định của pháp luật.
2. Trách nhiệm của giáo viên được cử đi đào tạo nâng trình độ chuẩn:
a) Thực hiện các quy định về đào tạo, quy chế và quy định về thời gian đào tạo; chịu sự quản lý của cơ sở đào tạo trong thời gian tham gia các hoạt động đào tạo;
b) Có cam kết thực hiện nhiệm vụ, công vụ tại cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông sau khi hoàn thành chương trình đào tạo trong thời gian ít nhất gấp 02 lần thời gian đào tạo;
c) Trong suốt thời gian khóa học, giáo viên vẫn phải thực hiện các nhiệm vụ công tác theo quy định khi không phải tham gia các hoạt động đào tạo;
d) Trường hợp giáo viên không hoàn thành chương trình đào tạo theo thời gian quy định dẫn đến phải kéo dài thời gian đào tạo thì phải tự túc các khoản chi phí đào tạo phát sinh trong thời gian đào tạo kéo dài."

Ngoài ra tại Điều 6 Nghị định 71/2020/NĐ-CP quy định về lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo như sau:

"Điều 6. Lộ trình thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên trung học cơ sở
1. Lộ trình thực hiện từ ngày 01 tháng 7 năm 2020 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2030.
2. Lộ trình được thực hiện thành hai giai đoạn:
a) Giai đoạn 1: Từ ngày 01 tháng 7 năm 2020 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2025, bảo đảm đạt ít nhất 60% số giáo viên trung học cơ sở đang được đào tạo hoặc đã hoàn thành chương trình đào tạo được cấp bằng cử nhân;
b) Giai đoạn 2: Từ ngày 01 tháng 01 năm 2026 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2030, thực hiện đối với số giáo viên còn lại để bảo đảm 100% số giáo viên trung học cơ sở hoàn thành chương trình đào tạo được cấp bằng cử nhân."

Như vậy, giáo viên tham gia lộ trình thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo sẽ nhân được những quyền lợi sau:

- Tạo điều kiện về thời gian; được hỗ trợ tiền đóng học phí;

- Được tính thời gian đào tạo vào thời gian công tác liên tục;

- Được hưởng 100 % lương và các chế độ, phụ cấp theo quy định của pháp luật.

- Nhận được bằng cử nhân sau khi tham gia đào tạo.

Giáo viên tham gia lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo cần lưu ý những điều nào để không phải đền bù chi phí đào tạo?

Căn cứ Điều 11 Nghị định 71/2020/NĐ-CP quy định về việc đền bù chi phí đào tạo như sau:

"Điều 11. Đền bù chi phí đào tạo
1. Giáo viên được cử đi đào tạo nâng trình độ chuẩn được đào tạo phải đền bù chi phí đào tạo khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Tự ý bỏ học, bỏ việc hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc, hợp đồng lao động trong thời gian đào tạo;
b) Không được cơ sở đào tạo cấp bằng tốt nghiệp, trừ trường hợp có lí do khách quan bất khả kháng được cơ quan có thẩm quyền xác nhận;
c) Đã hoàn thành và được cấp bằng tốt nghiệp khóa học nhưng bỏ việc hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc, hợp đồng lao động khi chưa phục vụ đủ thời gian cam kết quy định tại điểm b khoản 2 Điều 10 Nghị định này.
2. Chi phí đền bù, cách tính chi phí đền bù, trình tự, thủ tục đền bù chi phí đào tạo áp dụng thực hiện theo các quy định hiện hành của pháp luật đối với cán bộ, công chức, viên chức."

Theo đó, giáo viên sẽ phải đền bù chi phí đào tạo khi tự ý bỏ học, bỏ việc hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc; không được cơ sở đào tạo cấp bằng tốt nghiệp hoặc đã hoàn thành và được cấp bằng tốt nghiệp khóa học nhưng bỏ việc hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc, hợp đồng lao động khi chưa phục vụ đủ thời gian cam kết

Giáo viên Tải trọn bộ các quy định về Giáo viên hiện hành
Lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Tốt nghiệp đại học ngành quản lý nhà nước có thể trở thành giáo viên dạy quốc phòng an ninh hay không?
Pháp luật
Điều kiện để giáo viên được hưởng phụ cấp ưu đãi nghề là gì? Giáo viên nghỉ thai sản có được hưởng phụ cấp ưu đãi nghề không?
Pháp luật
Phụ lục I Minh chứng đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên phổ thông mới nhất 2024? Có bao nhiêu tiêu chuẩn đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên?
Pháp luật
Mẫu bài thu hoạch chính trị hè 2024 mới nhất dành cho giáo viên? Xem chi tiết mẫu bài thu hoạch chính trị hè 2024 ở đâu?
Pháp luật
Có được điều động giáo viên trung học phổ thông đang trong thời gian bị xử lý kỷ luật hay không?
Pháp luật
Điểm mới Thông tư 08/2023/TT-BGDĐT sửa Thông tư 01, 02, 03, 04 của Bộ giáo dục và Đào tạo là gì?
Pháp luật
Chế độ chính sách hưởng đối giáo viên làm Tổng phụ trách Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh?
Pháp luật
Xét tuyển giáo viên Tiếng Anh tiểu học hạng II có thể sử dụng chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm bậc 1 không hay phải thay thế bằng chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm?
Pháp luật
Giáo viên tiểu học được bổ nhiệm làm Bí thư Chi đoàn trường thì sẽ được hưởng chế độ và phụ cấp như thế nào?
Pháp luật
Giáo viên dạy môn Tiếng Anh tại cao đẳng khi xin xét chuyển sang dạy tại trường trung học cơ sở phải thực hiện những gì?
Pháp luật
Danh mục các loại hồ sơ, sổ sách mà giáo viên các cấp phải thực hiện trong năm học mới 2024-2025?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Giáo viên
1,310 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Giáo viên Lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Giáo viên Xem toàn bộ văn bản về Lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào