Giáo viên kiêm nhiệm công tác tư vấn tâm lý học đường có được giảm định mức tiết dạy? Công tác phối hợp trong tư vấn tâm lý cho học sinh được quy định thế nào?

Tôi muốn hỏi về giảm định mức tiết dạy đối với giáo viên kiêm nhiệm. Căn cứ Thông tư số 31/2017/TT-BGDĐT và Thông tư số 16/2017/TT-BGDĐT thì xin hỏi giáo viên phụ trách nghiệp vụ tâm lý học đường có được coi là đối tượng được giảm tiết dạy không (theo quy định khoản 2 Điều 8 Thông tư 31/2017)?

Giáo viên kiêm nhiệm công tác tư vấn tâm lý học đường có được giảm định mức tiết dạy?

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Thông tư 31/2017/TT-BGDĐT quy định về tổ chức, cán bộ kiêm nhiệm như sau:

"Điều 8. Tổ chức, cán bộ
1. Nhà trường có Tổ Tư vấn, hỗ trợ học sinh và bố trí cán bộ, giáo viên kiêm nhiệm để thực hiện công tác tư vấn tâm lý cho học sinh. Thành phần Tổ Tư vấn, hỗ trợ học sinh gồm: Đại diện lãnh đạo nhà trường làm Tổ trưởng; thành viên là cán bộ, giáo viên kiêm nhiệm công tác tư vấn tâm lý, nhân viên y tế trường học, cán bộ, giáo viên phụ trách công tác Đoàn, Đội, đại diện cha mẹ học sinh và một số học sinh là cán bộ lớp, cán bộ Đoàn, Đội.
2. Cán bộ, giáo viên kiêm nhiệm công tác tư vấn cho học sinh phải là người có kinh nghiệm và được đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ tư vấn tâm lý (có chứng chỉ nghiệp vụ tư vấn tâm lý học đường theo chương trình do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành). Giáo viên kiêm nhiệm công tác tư vấn tâm lý được hưởng định mức giảm tiết dạy theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Theo đó, đối với giáo viên có đủ điều kiện để thực hiện tư vấn tâm lý và được nhà trường phân công giáo viên kiêm nhiệm công tác thì sẽ được hưởng định mức giảm tiết dạy theo quy định.

Giáo viên kiêm nhiệm

Giáo viên kiêm nhiệm

Công tác phối hợp trong tư vấn tâm lý cho học sinh

Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Thông tư 31/2017/TT-BGDĐT quy định về công tác phối hợp trong tư vấn tâm lý cho học sinh như sau:

"1. Phối hợp trong nhà trường
Cán bộ, giáo viên phụ trách công tác tư vấn tâm lý cho học sinh phối hợp chặt chẽ với giáo viên chủ nhiệm, Tổng phụ trách Đội, Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, giáo viên bộ môn và các lực lượng giáo dục khác trong nhà trường khi triển khai các hoạt động tư vấn tâm lý cho học sinh.
2. Phối hợp giữa nhà trường với các lực lượng bên ngoài
a) Phối hợp với cha mẹ học sinh: Thường xuyên trao đổi thông tin về học sinh; nâng cao nhận thức của cha mẹ học sinh về đặc điểm phát triển tâm sinh lý lứa tuổi và tác động của những thay đổi đó đối với học sinh; thường xuyên quan tâm, phát hiện và có biện pháp hỗ trợ kịp thời, phù hợp đối với những biểu hiện bất thường của học sinh.
b) Phối hợp với các chuyên gia, trung tâm tư vấn tâm lý chuyên nghiệp, cơ sở y tế, cơ quan tư pháp và bảo vệ pháp luật để trị liệu tâm lý, xử lý kịp thời các trường hợp học sinh cần can thiệp chuyên sâu;
c) Phối hợp với các cơ quan, tổ chức về khoa học tâm lý giáo dục, các trường sư phạm đủ điều kiện, chuyên gia, nhà khoa học nhằm bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, cán bộ tư vấn tâm lý về kiến thức, kỹ năng, thái độ đúng đắn, cần thiết để thực hiện công tác tư vấn, tham vấn tâm lý trong nhà trường;
d) Phối hợp với tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, các tổ chức chính trị - xã hội khác để tổ chức các hoạt động tư vấn tâm lý;
đ) Phối hợp với các cá nhân, cơ quan, tổ chức có chức năng để tổ chức hoạt động tư vấn tâm lý phù hợp với nhu cầu của học sinh và yêu cầu giáo dục của nhà trường."

Hình thức thực hiện tư vấn tâm lý cho học sinh như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Thông tư 31/2017/TT-BGDĐT quy định về hình thức thực hiện việc tư vấn tâm lý cho học sinh như sau:

"1. Xây dựng các chuyên đề về tư vấn tâm lý cho học sinh và bố trí thành các bài giảng riêng hoặc lồng ghép trong các tiết sinh hoạt lớp, sinh hoạt dưới cờ. Tổ chức dạy tích hợp các nội dung tư vấn tâm lý cho học sinh trong các môn học chính khóa và hoạt động trải nghiệm, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
2. Tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề, hoạt động ngoại khóa, câu lạc bộ, diễn đàn về các chủ đề liên quan đến nội dung cần tư vấn cho học sinh.
3. Thiết lập kênh thông tin, cung cấp tài liệu, thường xuyên trao đổi với cha mẹ học sinh về diễn biến tâm lý và các vấn đề cần tư vấn, hỗ trợ cho học sinh.
4. Tư vấn, tham vấn riêng, tư vấn nhóm, trực tiếp tại phòng tư vấn; tư vấn trực tuyến qua mạng nội bộ, trang thông tin điện tử của nhà trường, email, mạng xã hội, điện thoại và các phương tiện thông tin truyền thông khác.
5. Phối hợp với các tổ chức, cá nhân liên quan tổ chức các hoạt động tư vấn tâm lý cho học sinh."
Giáo viên kiêm nhiệm
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Giáo viên kiêm nhiệm công tác hành chính trong trường học sẽ được hưởng lương giáo viên hay hành chính?
Pháp luật
Giáo viên kiêm nhiệm môn thể dục được cấp trang phục thế nào? Giáo viên kiêm nhiệm môn thể dục được cấp trang phục vào thời điểm nào?
Pháp luật
Giáo viên kiêm nhiệm công tác tư vấn tâm lý học đường có được giảm định mức tiết dạy? Công tác phối hợp trong tư vấn tâm lý cho học sinh được quy định thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Giáo viên kiêm nhiệm
10,224 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Giáo viên kiêm nhiệm

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Giáo viên kiêm nhiệm

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào