Giáo viên hướng dẫn thực hành sư phạm của trường thực hành sư phạm phải có kinh nghiệm giảng dạy bao nhiêu năm?
Giáo viên hướng dẫn thực hành sư phạm của trường thực hành sư phạm phải có kinh nghiệm giảng dạy bao nhiêu năm?
Giáo viên hướng dẫn thực hành sư phạm của trường thực hành sư phạm (Hình từ Internet)
Căn cứ Điều 7 Quy chế hoạt động của trường thực hành sư phạm (gọi tắt là Quy chế) ban hành kèm theo Thông tư 16/2014/TT-BGDĐT quy định như sau:
Tiêu chuẩn của cán bộ quản lý, giáo viên
a) Có khả năng tổ chức, hướng dẫn sinh viên thực hành sư phạm;
b) Có khả năng nghiên cứu, triển khai kết quả nghiên cứu khoa học giáo dục, sáng kiến, kinh nghiệm phục vụ hoạt động giáo dục và thực hành sư phạm;
c) Có kinh nghiệm giáo dục và giảng dạy từ đủ 5 năm trở lên (không kể thời gian tập sự);
d) Được đánh giá, xếp loại Khá trở lên theo quy định Chuẩn hiệu trưởng, Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trường mầm non, trường phổ thông tương ứng.
Theo đó, một trong các tiêu chuẩn của giáo viên trường thực hành sư phạm là có kinh nghiệm giáo dục và giảng dạy từ đủ 5 năm trở lên (không kể thời gian tập sự).
Như vậy, để được làm giáo viên hướng dẫn của trường thực hành sư phạm thì phải có kinh nghiệm giảng dạy từ đủ 5 năm trở lên (không kể thời gian tập sự).
Bên cạnh đó, để được làm giáo viên hướng dẫn thực hành sư phạm của trường thực hành sư phạm thì còn phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau:
- Có khả năng tổ chức, hướng dẫn sinh viên thực hành sư phạm;
- Có khả năng nghiên cứu, triển khai kết quả nghiên cứu khoa học giáo dục, sáng kiến, kinh nghiệm phục vụ hoạt động giáo dục và thực hành sư phạm;
- Được đánh giá, xếp loại Khá trở lên theo quy định Chuẩn hiệu trưởng, Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trường mầm non, trường phổ thông tương ứng.
Giáo viên hướng dẫn của trường thực hành sư phạm có nhiệm vụ, quyền hạn thế nào?
Theo quy định tại Điều 8 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 16/2014/TT-BGDĐT thì giáo viên hướng dẫn của trường thực hành sư phạm có nhiệm vụ, quyền hạn như sau:
* Nhiệm vụ
- Thực hiện đầy đủ, nghiêm túc nhiệm vụ tổ chức, hướng dẫn các nội dung thực hành sư phạm được quy định tại khoản 2 Điều 5 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 16/2014/TT-BGDĐT và theo kế hoạch được phân công;
- Tham gia đề xuất, nghiên cứu, triển khai kết quả nghiên cứu khoa học giáo dục.
* Quyền hạn
- Được ưu tiên xét chọn tham gia bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, học tập nâng cao trình độ, đi tham quan, tham dự các hội thảo ở trong nước và ngoài nước; được sử dụng kết quả tham gia hoạt động tổ chức, hướng dẫn thực hành sư phạm trong việc đánh giá công chức, viên chức;
- Được hỗ trợ kinh phí tổ chức các hoạt động thực hành sư phạm theo khả năng tài chính và quy chế chi tiêu nội bộ của trường thực hành sư phạm;
- Được trả thù lao theo chế độ hiện hành đối với số giờ vượt định mức giảng dạy (đã quy đổi theo quy định tại Điều 9 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 16/2014/TT-BGDĐT);
- Được cơ sở đào tạo giáo viên mời làm giảng viên thỉnh giảng, làm báo cáo viên và được trả thù lao theo quy định nếu có đủ tiêu chuẩn đối với giảng viên thỉnh giảng và báo cáo viên.
Giáo viên hướng dẫn thực hành sư phạm của trường thực hành sư phạm được hưởng thù lao như thế nào?
Tại Điều 9 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 16/2014/TT-BGDĐT quy định như sau:
Quy đổi giờ chỉ đạo, điều hành và hướng dẫn thực hành sư phạm của cán bộ quản lý, giáo viên
1. Cán bộ quản lý trường thực hành sư phạm tham gia chỉ đạo, tổ chức điều hành hoạt động thực hành sư phạm được tính 2 giờ chuẩn/tuần.
2. Một giờ tổ chức hoạt động giáo dục hoặc dạy học làm mẫu minh họa cho sinh viên được tính bằng 2 giờ chuẩn.
3. Một giờ hướng dẫn hoạt động thực hành sư phạm được tính bằng 1,5 giờ chuẩn.
4. Viết nhận xét tổng kết đánh giá thực hành sư phạm cho mỗi sinh viên sư phạm trong một học kỳ được tính bằng 1 giờ chuẩn.
Căn cứ quy định trên thì các hoạt động hướng dẫn thực hành sư phạm của giáo viên hướng dẫn của trường thực hành sư phạm được quy đổi thành số giờ giảng dạy như sau:
- Một giờ tổ chức hoạt động giáo dục hoặc dạy học làm mẫu minh họa cho sinh viên được tính bằng 2 giờ chuẩn.
- Một giờ hướng dẫn hoạt động thực hành sư phạm được tính bằng 1,5 giờ chuẩn.
- Viết nhận xét tổng kết đánh giá thực hành sư phạm cho mỗi sinh viên sư phạm trong một học kỳ được tính bằng 1 giờ chuẩn.
Theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 8 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 16/2014/TT-BGDĐT thì giáo viên hướng dẫn của trường thực hành sư phạm được trả thù lao theo chế độ hiện hành đối với số giờ vượt định mức giảng dạy được quy đổi theo quy định nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Số tiền chiết khấu thương mại của hàng hóa đã bán được tính điều chỉnh trên hóa đơn bán hàng trong trường hợp nào?
- Thời hạn lập giao kế hoạch đầu tư công hằng năm vốn ngân sách trung ương trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công?
- Thưởng Tết là gì? Tiền thưởng Tết Âm lịch giữa các nhân viên trong công ty có khác nhau hay không?
- Người yêu cầu giải quyết việc dân sự là ai? Đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự có nội dung như thế nào?
- Hồ sơ, thủ tục xét công nhận đảng viên dự bị thành đảng viên chính thức? Đảng viên dự bị có được biểu quyết không?