Giáo viên dự bị đại học có mã số chức danh nghề nghiệp như thế nào? Tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp?
Giáo viên dự bị đại học có mã số chức danh nghề nghiệp như thế nào?
Theo Điều 1 Thông tư 06/2017/TT-BNV về quy định mã số chức danh nghề nghiệp giáo viên dự bị đại học do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành như sau:
Mã số chức danh nghề nghiệp giáo viên dự bị đại học
1. Giáo viên dự bị đại học hạng I - Mã số: V.07.07.17
2. Giáo viên dự bị đại học hạng II - Mã số: V.07.07.18
3. Giáo viên dự bị đại học hạng III - Mã số: V.07.07.19
Theo đó, giáo viên dự bị đại học có mã số chức danh nghề nghiệp bao gồm:
- Giáo viên dự bị đại học hạng I - Mã số: V.07.07.17
- Giáo viên dự bị đại học hạng II - Mã số: V.07.07.18
- Giáo viên dự bị đại học hạng III - Mã số: V.07.07.19
Giáo viên dự bị đại học phải có các tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp thế nào?
Theo Điều 2 Thông tư 30/2017/TT-BGDĐT quy định tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên dự bị đại học như sau:
Tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp của giáo viên dự bị đại học
1. Có ý thức trau dồi đạo đức, nêu cao tinh thần trách nhiệm, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; gương mẫu trước học sinh.
2. Thương yêu, đối xử công bằng, bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của học sinh; tôn trọng, đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp.
3. Các tiêu chuẩn đạo đức khác của giáo viên quy định tại Luật Giáo dục và Luật Viên chức.
Theo quy định giáo viên dự bị đại học phải có các tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp như sau:
- Có ý thức trau dồi đạo đức, nêu cao tinh thần trách nhiệm, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; gương mẫu trước học sinh.
- Thương yêu, đối xử công bằng, bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của học sinh; tôn trọng, đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp.
- Các tiêu chuẩn đạo đức khác của giáo viên quy định tại Luật Viên chức 2010 và Điều 67 Luật Giáo dục 2019 về tiêu chuẩn của giáo viên cụ thể:
Tiêu chuẩn của nhà giáo
Nhà giáo phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau đây:
1. Có phẩm chất, tư tưởng, đạo đức tốt;
2. Đáp ứng chuẩn nghề nghiệp theo vị trí việc làm;
3. Có kỹ năng cập nhật, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ;
4. Bảo đảm sức khỏe theo yêu cầu nghề nghiệp.
Giáo viên dự bị đại học có mã số chức danh nghề nghiệp như thế nào? Tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp? (Hình từ Internet)
Hiệu trưởng các trường dự bị đại học trực tiếp quản lý, sử dụng viên chức có trách nhiệm ra sao?
Theo khoản 2 Điều 7 Thông tư 30/2017/TT-BGDĐT quy định như sau:
Tổ chức thực hiện
1. Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên dự bị đại học quy định tại Thông tư này là căn cứ để thực hiện việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý giáo viên dự bị đại học trong các trường dự bị đại học thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.
2. Hiệu trưởng các trường dự bị đại học trực tiếp quản lý, sử dụng viên chức có trách nhiệm:
a) Rà soát các vị trí việc làm của đơn vị, lập phương án bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp giáo viên dự bị đại học thuộc thẩm quyền quản lý, trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định hoặc quyết định theo thẩm quyền phân cấp;
b) Quyết định bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp đối với giáo viên dự bị đại học thuộc diện quản lý theo thẩm quyền hoặc theo phân cấp, ủy quyền sau khi phương án bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
3. Các đơn vị chức năng thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm:
a) Chỉ đạo các trường dự bị đại học thực hiện bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp và xếp lương đối với viên chức giảng dạy trong các trường dự bị đại học;
b) Phê duyệt phương án bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp và xếp lương đối với viên chức giảng dạy của trường dự bị đại học từ ngạch viên chức hiện giữ sang chức danh nghề nghiệp giáo viên dự bị đại học tương ứng quy định tại Thông tư này; giải quyết theo thẩm quyền những vướng mắc trong quá trình bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp và xếp lương.
Căn cứ trên quy định Hiệu trưởng các trường dự bị đại học trực tiếp quản lý, sử dụng viên chức có trách nhiệm:
- Rà soát các vị trí việc làm của đơn vị, lập phương án bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp giáo viên dự bị đại học thuộc thẩm quyền quản lý, trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định hoặc quyết định theo thẩm quyền phân cấp;
- Quyết định bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp đối với giáo viên dự bị đại học thuộc diện quản lý theo thẩm quyền hoặc theo phân cấp, ủy quyền sau khi phương án bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Bên cạnh đó, các đơn vị chức năng thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm:
- Chỉ đạo các trường dự bị đại học thực hiện bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp và xếp lương đối với viên chức giảng dạy trong các trường dự bị đại học;
- Phê duyệt phương án bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp và xếp lương đối với viên chức giảng dạy của trường dự bị đại học từ ngạch viên chức hiện giữ sang chức danh nghề nghiệp giáo viên dự bị đại học tương ứng quy định tại Thông tư này; giải quyết theo thẩm quyền những vướng mắc trong quá trình bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp và xếp lương.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông tư 12 2024 sửa đổi 10 Thông tư về tiền lương thù lao tiền thưởng người lao động? Thông tư 12 2024 có hiệu lực khi nào?
- Kinh doanh là gì? Có thể hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không cần đăng ký kinh doanh hay không?
- Đơn vị sự nghiệp công lập có phát sinh nước thải sinh hoạt thì có thuộc đối tượng phải đóng phí bảo vệ môi trường?
- Thông qua Nghị quyết giảm thuế GTGT 06 tháng đầu năm 2025 ngay trong tháng 11/2024 đúng không? Công văn 12477 lập đề nghị giảm thuế GTGT thế nào?
- Mức tính tiền chậm nộp phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn là bao nhiêu? Trường hợp nào tính tiền chậm nộp vi phạm hành chính?