Giáo trình đào tạo trình độ cao đẳng có bắt buộc phải có có câu hỏi, bài tập theo từng chương và từng bài hay không?
- Giáo trình đào tạo trình độ cao đẳng có bắt buộc phải có câu hỏi, bài tập theo từng chương và từng bài hay không?
- Giáo trình đào tạo trình độ cao đẳng có cấu trúc thế nào?
- Việc biên soạn giáo trình đào tạo trình độ cao đẳng thực hiện thế nào?
- Giáo trình đào tạo trình độ cao đẳng trước khi đưa vào sử dụng được thẩm định và duyệt thế nào?
Giáo trình đào tạo trình độ cao đẳng có bắt buộc phải có câu hỏi, bài tập theo từng chương và từng bài hay không?
Căn cứ theo Điều 12 Thông tư 03/2017/TT-BLĐTBXH có quy định về yêu cầu đối với giáo trình đào tạo trình độ cao đẳng như sau:
Yêu cầu về giáo trình đào tạo
1. Tuân thủ mục tiêu và nội dung của các môn học, mô đun trong chương trình đào tạo.
2. Bảo đảm tính chính xác, tính hệ thống, tính sư phạm; bảo đảm sự cân đối, phù hợp giữa các nội dung chuyên môn và các hình vẽ, bản vẽ, sơ đồ minh họa.
3. Nội dung kiến thức, kỹ năng phải đảm bảo mục tiêu của từng chương, bài trong mỗi môn học, mô đun.
4. Mỗi chương, bài của giáo trình đào tạo phải có câu hỏi, bài tập; từng giáo trình phải có danh mục tài liệu tham khảo; tài liệu tham khảo phải có độ tin cậy và nguồn gốc rõ ràng.
5. Trình bày ngắn gọn, đơn giản, dễ hiểu; sử dụng thuật ngữ nghề nghiệp phổ biến, nhất quán; các hình vẽ, bản vẽ, sơ đồ minh họa phải làm sáng tỏ các kiến thức, kỹ năng.
6. Đảm bảo phù hợp với các trang thiết bị, nguồn học liệu và phương tiện dạy học khác.
Theo đó thì bắt buộc mỗi chương, bài của giáo trình đào tạo phải có câu hỏi, bài tập.
Giáo trình đào tạo trình độ cao đẳng (Hình từ Internet)
Giáo trình đào tạo trình độ cao đẳng có cấu trúc thế nào?
Tại Điều 13 Thông tư 03/2017/TT-BLĐTBXH có quy định về cấu trúc của giáo trình đào tạo trình độ cao đẳng như sau:
- Thông tin chung của giáo trình đào tạo;
- Mã môn học, mô đun; vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò; mục tiêu của giáo trình môn học, mô đun;
- Nội dung của giáo trình môn học, mô đun (gồm: kiến thức, kỹ năng, năng lực tự chủ và trách nhiệm cần thiết để thực hiện các nhiệm vụ, công việc; quy trình và cách thức thực hiện nhiệm vụ, công việc; các bản vẽ, hình vẽ, bài tập, những điểm cần ghi nhớ);
- Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập khi kết thúc chương, bài và kết thúc môn học, mô đun.
Việc biên soạn giáo trình đào tạo trình độ cao đẳng thực hiện thế nào?
Tại Điều 14 Thông tư 03/2017/TT-BLĐTBXH có nêu như sau:
Biên soạn giáo trình đào tạo
1. Thiết kế cấu trúc giáo trình đào tạo
a) Xác định mục tiêu của chương, bài trong môn học, mô đun.
b) Xác định kiến thức cốt lõi, đặc trưng; kết cấu, thể loại câu hỏi, bài tập/sản phẩm để hình thành kỹ năng nhằm đạt được mục tiêu của chương, bài trong môn học, mô đun.
c) Xin ý kiến chuyên gia để thống nhất về cấu trúc của giáo trình đào tạo.
d) Tổng hợp, hoàn thiện nội dung về cấu trúc của giáo trình đào tạo.
2. Biên soạn giáo trình đào tạo
a) Nghiên cứu chương trình đào tạo của ngành, nghề, chương trình chi tiết môn học, mô đun.
b) Thu thập, tham khảo các tài liệu có liên quan.
c) Biên soạn nội dung chi tiết của giáo trình đào tạo (Phụ lục 05 kèm theo Thông tư này).
d) Xin ý kiến chuyên gia về từng nội dung của giáo trình đào tạo.
đ) Tổng hợp ý kiến góp ý, hoàn thiện giáo trình đào tạo.
3. Hội thảo xin ý kiến chuyên gia về giáo trình đào tạo.
4. Sửa chữa, biên tập, hoàn thiện dự thảo giáo trình đào tạo.
5. Thẩm định và ban hành giáo trình đào tạo.
Theo đó việc biên soạn giáo trình đào tạo thực hiện như sau:
- Nghiên cứu chương trình đào tạo của ngành, nghề, chương trình chi tiết môn học, mô đun.
- Thu thập, tham khảo các tài liệu có liên quan.
- Biên soạn nội dung chi tiết của giáo trình đào tạo (Phụ lục 05 kèm theo Thông tư này).
- Xin ý kiến chuyên gia về từng nội dung của giáo trình đào tạo.
- Tổng hợp ý kiến góp ý, hoàn thiện giáo trình đào tạo.
Giáo trình đào tạo trình độ cao đẳng trước khi đưa vào sử dụng được thẩm định và duyệt thế nào?
Về việc thẩm định, duyệt và sử dụng giáo trình đào tạo được thực hiện theo quy định tại Điều 16 Thông tư 03/2017/TT-BLĐTBXH như sau:
Thẩm định, duyệt và sử dụng giáo trình đào tạo
1. Hội đồng thẩm định giáo trình
a) Hội đồng thẩm định giáo trình đào tạo do Hiệu trưởng nhà trường ra quyết định thành lập để thực hiện nhiệm vụ thẩm định giáo trình cho từng ngành, nghề theo từng cấp trình độ đào tạo.
b) Hội đồng thẩm định giáo trình đào tạo có nhiệm vụ giúp Hiệu trưởng nhà trường trong việc nhận xét, đánh giá, thẩm định giáo trình; chịu trách nhiệm về chất lượng giáo trình. Báo cáo kết quả thẩm định để Hiệu trưởng nhà trường xem xét, làm căn cứ quyết định phê duyệt và sử dụng.
c) Hội đồng thẩm định giáo trình đào tạo gồm: Chủ tịch, Phó chủ tịch, Thư ký và các Ủy viên là giáo viên, giảng viên, các chuyên gia, cán bộ quản lý có kinh nghiệm của ngành, nghề đào tạo. Tiêu chuẩn của thành viên Hội đồng thẩm định giáo trình là những người có bằng tốt nghiệp đại học trở lên của ngành, nghề có liên quan; có ít nhất 5 năm kinh nghiệm trong công tác giảng dạy và biên soạn giáo trình; có uy tín trong sản xuất, kinh doanh, quản lý trong lĩnh vực của ngành, nghề đào tạo.
2. Tổ chức thẩm định, duyệt giáo trình đào tạo
a) Hội đồng thẩm định làm việc dưới sự điều hành của Chủ tịch hội đồng.
b) Phiên họp của Hội đồng thẩm định giáo trình phải đảm bảo có ít nhất 2/3 tổng số thành viên, trong đó phải có Chủ tịch và Thư ký.
c) Tổ/nhóm biên soạn báo cáo kết quả biên soạn giáo trình đào tạo.
d) Hội đồng thẩm định giáo trình nhận xét, đánh giá về bản dự thảo giáo trình; Chủ tịch hội đồng thẩm định kết luận về chất lượng giáo trình đào tạo.
đ) Hoàn thiện giáo trình đào tạo theo ý kiến góp ý của Hội đồng thẩm định.
e) Báo cáo kết quả thẩm định giáo trình đào tạo sau khi đã hoàn chỉnh theo ý kiến của hội đồng thẩm định để Hiệu trưởng nhà trường ra quyết định phê duyệt và đưa vào sử dụng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Địa điểm làm thủ tục hải quan là địa điểm nào theo quy định Luật Hải quan? Thủ tục hải quan là gì?
- Thành viên tạo lập thị trường là gì? Thành viên tạo lập thị trường được đồng thời thực hiện các giao dịch nào?
- Người đại diện của người bệnh thành niên có phải là thân nhân của người bệnh không? Có được lựa chọn người đại diện cho mình không?
- Doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ hoạt động trong những lĩnh vực nào thì được giảm thuế TNDN?
- Cơ sở lưu trú du lịch đáp ứng tối thiểu bao nhiêu lượt khách lưu trú thì được công nhận khu du lịch cấp tỉnh?