Giáo trình đào tạo của trường cao đẳng nghề có được lựa chọn không? Nếu có thì được lựa chọn như thế nào?
- Giáo trình đào tạo của trường cao đẳng nghề có được lựa chọn không? Nếu có thì được lựa chọn như thế nào?
- Cấu trúc của giáo trình đào tạo tại trường cao đẳng nghề bao gồm những gì?
- Cấu trúc giáo trình đào tạo của trường cao đẳng nghề được thiết kế như thế nào?
- Giáo trình đào tạo của trường cao đẳng nghề phải đảm bảo những yêu cầu nào?
Giáo trình đào tạo của trường cao đẳng nghề có được lựa chọn không? Nếu có thì được lựa chọn như thế nào?
Căn cứ Điều 15 Thông tư 03/2017/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
Lựa chọn giáo trình đào tạo
Có thể lựa chọn giáo trình do các trường khác ở trong nước hoặc nước ngoài biên soạn phù hợp với chương trình, trình độ và lĩnh vực ngành, nghề cần đào tạo, tổ chức thẩm định và phê duyệt để đưa vào sử dụng.
Như vậy, giáo trình đào tạo của trường cao đẳng nghề có thể lựa chọn giáo trình do các trường khác ở trong nước hoặc nước ngoài biên soạn phù hợp với chương trình, trình độ và lĩnh vực ngành, nghề cần đào tạo, tổ chức thẩm định và phê duyệt để đưa vào sử dụng.
Cấu trúc của giáo trình đào tạo tại trường cao đẳng nghề bao gồm những gì?
Căn cứ Điều 13 Thông tư 03/2017/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
Cấu trúc của giáo trình đào tạo
1. Thông tin chung của giáo trình đào tạo;
2. Mã môn học, mô đun; vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò; mục tiêu của giáo trình môn học, mô đun;
3. Nội dung của giáo trình môn học, mô đun (gồm: kiến thức, kỹ năng, năng lực tự chủ và trách nhiệm cần thiết để thực hiện các nhiệm vụ, công việc; quy trình và cách thức thực hiện nhiệm vụ, công việc; các bản vẽ, hình vẽ, bài tập, những điểm cần ghi nhớ);
4. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập khi kết thúc chương, bài và kết thúc môn học, mô đun.
Như vậy, cấu trúc của giáo trình đào tạo tại trường cao đẳng nghề bao gồm:
- Thông tin chung của giáo trình đào tạo;
- Mã môn học, mô đun; vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò; mục tiêu của giáo trình môn học, mô đun;
- Nội dung của giáo trình môn học, mô đun (gồm: kiến thức, kỹ năng, năng lực tự chủ và trách nhiệm cần thiết để thực hiện các nhiệm vụ, công việc; quy trình và cách thức thực hiện nhiệm vụ, công việc; các bản vẽ, hình vẽ, bài tập, những điểm cần ghi nhớ);
- Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập khi kết thúc chương, bài và kết thúc môn học, mô đun.
Giáo trình đào tạo (Hình từ Internet)
Cấu trúc giáo trình đào tạo của trường cao đẳng nghề được thiết kế như thế nào?
Tại khoản 1 Điều 14 Thông tư 03/2017/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
Biên soạn giáo trình đào tạo
1. Thiết kế cấu trúc giáo trình đào tạo
a) Xác định mục tiêu của chương, bài trong môn học, mô đun.
b) Xác định kiến thức cốt lõi, đặc trưng; kết cấu, thể loại câu hỏi, bài tập/sản phẩm để hình thành kỹ năng nhằm đạt được mục tiêu của chương, bài trong môn học, mô đun.
c) Xin ý kiến chuyên gia để thống nhất về cấu trúc của giáo trình đào tạo.
d) Tổng hợp, hoàn thiện nội dung về cấu trúc của giáo trình đào tạo.
...
Như vậy, cấu trúc giáo trình đào tạo của trường cao đẳng nghề được thiết kế như sau:
- Xác định mục tiêu của chương, bài trong môn học, mô đun.
- Xác định kiến thức cốt lõi, đặc trưng; kết cấu, thể loại câu hỏi, bài tập/sản phẩm để hình thành kỹ năng nhằm đạt được mục tiêu của chương, bài trong môn học, mô đun.
- Xin ý kiến chuyên gia để thống nhất về cấu trúc của giáo trình đào tạo.
- Tổng hợp, hoàn thiện nội dung về cấu trúc của giáo trình đào tạo.
Giáo trình đào tạo của trường cao đẳng nghề phải đảm bảo những yêu cầu nào?
Căn cứ theo Điều 12 Thông tư 03/2017/TT-BLĐTBXH quy định giáo trình đào tạo của trường cao đẳng nghề phải đảm bảo những yêu cầu sau:
- Tuân thủ mục tiêu và nội dung của các môn học, mô đun trong chương trình đào tạo.
- Bảo đảm tính chính xác, tính hệ thống, tính sư phạm; bảo đảm sự cân đối, phù hợp giữa các nội dung chuyên môn và các hình vẽ, bản vẽ, sơ đồ minh họa.
- Nội dung kiến thức, kỹ năng phải đảm bảo mục tiêu của từng chương, bài trong mỗi môn học, mô đun.
- Mỗi chương, bài của giáo trình đào tạo phải có câu hỏi, bài tập; từng giáo trình phải có danh mục tài liệu tham khảo; tài liệu tham khảo phải có độ tin cậy và nguồn gốc rõ ràng.
- Trình bày ngắn gọn, đơn giản, dễ hiểu; sử dụng thuật ngữ nghề nghiệp phổ biến, nhất quán; các hình vẽ, bản vẽ, sơ đồ minh họa phải làm sáng tỏ các kiến thức, kỹ năng.
- Đảm bảo phù hợp với các trang thiết bị, nguồn học liệu và phương tiện dạy học khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hạn ngạch thuế quan là gì? Lưu ý điều gì khi áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan theo quy định?
- Người yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định trong tố tụng dân sự có phải nộp tiền tạm ứng chi phí giám định không?
- Nguyên nhân thanh lý rừng trồng? Tổ chức có rừng trồng được thanh lý có trách nhiệm gì sau khi hoàn thành việc thanh lý?
- Trong hồ sơ thanh toán hợp đồng xây dựng theo đơn giá cố định, đề nghị thanh toán của bên nhận thầu cần thể hiện các nội dung gì?
- Nguyên tắc bố trí kinh phí NSNN cải tạo nâng cấp hạng mục công trình trong dự án đã đầu tư xây dựng?