Giáo dục hỗ trợ chuyển đổi hành vi bạo lực gia đình giúp người có hành vi bạo lực gia đình như thế nào?
- Giáo dục hỗ trợ chuyển đổi hành vi bạo lực gia đình giúp người có hành vi bạo lực gia đình như thế nào?
- Giáo dục, hỗ trợ chuyển đổi hành vi bạo lực gia đình có phải là biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình không?
- Người có hành vi bạo lực gia đình được giáo dục, hỗ trợ chuyển đổi hành vi bạo lực gia đình với nội dung như thế nào?
Giáo dục hỗ trợ chuyển đổi hành vi bạo lực gia đình giúp người có hành vi bạo lực gia đình như thế nào?
Định nghĩa về giáo dục, hỗ trợ chuyển đổi hành vi bạo lực gia đình được quy định Khoản 4 Điều 2 Luật Phòng chống, bạo lực gia đình 2022 như sau:
4. Giáo dục, hỗ trợ chuyển đổi hành vi bạo lực gia đình là quá trình cung cấp kiến thức, kỹ năng ứng xử, kiềm chế cảm xúc tiêu cực, kiểm soát hành vi, giải quyết mâu thuẫn giúp người có hành vi bạo lực gia đình chấm dứt bạo lực gia đình.
Theo quy định của pháp luật giáo dục hỗ trợ chuyển đổi hành vi bạo lực gia đình là quá trình giúp ngươi có hành vi bạo lực gia đình được cung cấp thêm kiến thức, kỹ năng ứng xử nhằm kiềm chế cảm xúc tiêu cực, kiểm soát hành vi, giải quyết mâu thuẫn.
Giáo dục, hỗ trợ chuyển đổi hành vi bạo lực gia đình có phải là biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình không?(Hình từ internet)
Giáo dục, hỗ trợ chuyển đổi hành vi bạo lực gia đình có phải là biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình không?
Biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình được quy định tại Điều 22 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 như sau:
Biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình và bảo vệ, hỗ trợ người bị bạo lực gia đình
1. Biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình và bảo vệ, hỗ trợ người bị bạo lực gia đình bao gồm:
a) Buộc chấm dứt hành vi bạo lực gia đình;
b) Yêu cầu người có hành vi bạo lực gia đình đến trụ sở Công an xã nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình;
c) Cấm tiếp xúc;
d) Bố trí nơi tạm lánh và hỗ trợ nhu cầu thiết yếu;
đ) Chăm sóc, điều trị người bị bạo lực gia đình;
e) Trợ giúp pháp lý và tư vấn tâm lý, kỹ năng để ứng phó với hành vi bạo lực gia đình;
g) Giáo dục, hỗ trợ chuyển đổi hành vi bạo lực gia đình;
h) Góp ý, phê bình người có hành vi bạo lực gia đình trong cộng đồng dân cư;
i) Thực hiện công việc phục vụ cộng đồng;
k) Các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; các biện pháp ngăn chặn, bảo vệ người bị hại theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự đối với người có hành vi bạo lực gia đình.
Theo quy định của pháp luật thì việc ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình và bảo vệ, hỗ trợ người bị bạo lực gia đình gồm có những biện pháp như sau:
- Buộc người có hành vi bạo lực gia đình chấm dứt hành vi bạo lực;
- Yêu cầu người có hành vi bạo lực gia đình đến trụ sở công an xã nơi xảy ra hành vi bạo lực;
- Cấm tiếp xúc giữa người bạo lực và người bị bạo lực;
- Bố trí nơi tạm lánh và hỗ trợ nhu cầu thiết yếu cho người bị bạo lực gia đình;
- Giúp người bị bạo lực gia đình được chăm sóc, điều trị;
- Trợ giúp pháp lý và tư vấn tâm lý, kỹ năng để ứng phó với hành vi bạo lực gia đình;
- Thực hiện việc góp ý, phê bình trong cộng đồng dân cư đối với người có hành vi bạo lực gia đình;
- Người có hành vi bạo lực gia đình thực hiện công việc phục vụ cộng đồng;
- Thực hiện các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính đối với người bạo lực gia đình theo quy định của pháp luật;
- Thực hiện các biện pháp ngăn chặn và bảo vệ người bị bạo lực gia đình theo quy định của pháp luật;
Như vậy, theo quy định của pháp luật về các biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình và bảo vệ, hỗ trợ người bị bạo lực gia đình có biện pháp giáo dục, hỗ trợ chuyển đổi hành vi bạo lực gia đình
Người có hành vi bạo lực gia đình được giáo dục, hỗ trợ chuyển đổi hành vi bạo lực gia đình với nội dung như thế nào?
Nội dung giáo dục hỗ trợ chuyển đổi hành vi bạo lực được quy định tại Điều 31 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 như sau
Giáo dục, hỗ trợ chuyển đổi hành vi bạo lực gia đình
2. Nội dung giáo dục, hỗ trợ chuyển đổi hành vi bạo lực gia đình bao gồm:
a) Chính sách, pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình và biện pháp xử lý người có hành vi bạo lực gia đình;
b) Nhận diện các hành vi bạo lực gia đình và trách nhiệm của người có hành vi bạo lực gia đình;
c) Kỹ năng ứng xử, phòng ngừa, xử lý mâu thuẫn, tranh chấp trong gia đình;
d) Kiến thức và kỹ năng kiểm soát hành vi bạo lực gia đình; giải tỏa áp lực, căng thẳng;
đ) Các nội dung khác.
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì việc giáo dục, hỗ trợ chuyển đổi hành vi đối với người bạo lực gia đình bao gồm:
- Cung cấp kiến thức về chính sách, pháp luật về việc phòng, chống bạo lực gia đình và các biện pháp xử lý;
- Hỗ trợ nhận diện các hành vi bạo lực gia đình và trách nhiệm của người có hành vi bạo lực;
- Giúp người có hành vi bạo lực gia đình nâng cao kỹ năng ứng xử, phòng ngừa, xử lý mâu thuẫn, tranh chấp trong gia đình;
- Cung cấp thêm kiến thức và những kỹ năng để người có hành vi bạo lực có thể kiểm soát hành vi, giải tỏa áp lực, căng thẳng;
- Những nội dung khác theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự có thời hạn bao lâu? Trường hợp nào được ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận?
- Trạm y tế được giới thiệu, chuyển người bệnh đến cơ sở khám bệnh chữa bệnh khác trong trường hợp nào?
- Liên hệ bản thân về 19 điều Đảng viên không được làm? Liên hệ bản thân về những điều Đảng viên không được làm?