Giao dịch từ xa có được xem là giao dịch đặc thù? Khi thực hiện giao dịch từ xa cá nhân kinh doanh phải cung các thông tin nào cho người tiêu dùng?
Giao dịch từ xa có được xem là giao dịch đặc thù?
Căn cứ theo khoản 5 Điều 3 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 quy định về định nghĩa về giao dịch đặc thù như sau:
Giải thích từ ngữ:
...
8. Giao dịch đặc thù bao gồm giao dịch từ xa, cung cấp dịch vụ liên tục và bán hàng trực tiếp giữa tổ chức, cá nhân kinh doanh và người tiêu dùng.
9. Người có ảnh hưởng là chuyên gia, người có uy tín, người được xã hội chú ý trong lĩnh vực, ngành, nghề cụ thể theo quy định của Chính phủ.
10. Tiêu dùng bền vững là việc sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đáp ứng mục đích tiêu dùng, sinh hoạt của cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức một cách hiệu quả, đồng thời giảm thiểu các tác động tiêu cực về môi trường, kinh tế - xã hội.
...
Như vậy, giao dịch từ xa được xác định là một loại giao dịch đặc thù.
Theo đó, tại khoản 5 Điều 3 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 định nghĩa về giao dịch từ xa như sau:
Giao dịch từ xa là giao dịch được thực hiện trên không gian mạng, phương tiện điện tử hoặc phương tiện khác mà người tiêu dùng không được kiểm tra, tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ trước khi tham gia giao dịch.
Giao dịch từ xa có được xem là giao dịch đặc thù? Khi thực hiện giao dịch từ xa cá nhân kinh doanh phải cung các thông tin nào cho người tiêu dùng? (hình từ internet)
Khi thực hiện giao dịch từ xa, cá nhân kinh doanh phải cung cấp các thông tin nào cho người tiêu dùng?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 37 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 thì khi thực hiện giao dịch từ xa, cá nhân kinh doanh phải cung cấp chính xác và đầy đủ các thông tin sau đây cho người tiêu dùng:
- Tên, địa chỉ, số điện thoại, phương thức liên hệ khác (nếu có) của tổ chức, cá nhân kinh doanh hoặc của đại diện của tổ chức, cá nhân kinh doanh tại Việt Nam (nếu có);
- Số giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc mã số doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác đối với tổ chức kinh tế; mã số thuế cá nhân đối với cá nhân;
- Đo lường, số lượng, khối lượng, chất lượng, công dụng, giá, nguồn gốc, xuất xứ, thời hạn sử dụng của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ;
- Chi phí giao hàng (nếu có);
- Phương thức, thời hạn thanh toán; thời gian, địa điểm, phương thức bán, cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; điều kiện và phương thức đổi, trả sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ;
- Thời gian có hiệu lực của đề nghị thực hiện giao dịch;
- Thông tin về các khoản phí, chi phí, thuế giá trị gia tăng, cách thức tính phí, chi phí có thể phát sinh và các điều kiện giao dịch chung áp dụng trong quá trình cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cho người tiêu dùng;
- Chi tiết về công dụng, cách thức sử dụng, bảo hành của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ;
- Quyền của người tiêu dùng quy định tại khoản 3 Điều 38 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023;
- Quy trình xử lý việc đổi, trả sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ hoặc chấm dứt thực hiện hợp đồng đã giao kết;
- Quy trình tiếp nhận và giải quyết phản ánh, yêu cầu, khiếu nại của người tiêu dùng.
Khi giao dịch từ xa với người tiêu dùng, cá nhân kinh doanh phải thực hiện các biện pháp bảo đảm nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 38 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 quy định như sau:
Giao kết hợp đồng trong giao dịch từ xa
1. Khi giao dịch từ xa với người tiêu dùng, tổ chức, cá nhân kinh doanh có trách nhiệm xây dựng công cụ và thực hiện biện pháp bảo đảm sau đây:
a) Cung cấp chính xác, đầy đủ nội dung hợp đồng để người tiêu dùng nghiên cứu trước khi giao kết hợp đồng;
b) Người tiêu dùng trao đổi, làm rõ nội dung hợp đồng và xác nhận đồng ý giao kết hợp đồng;
c) Người tiêu dùng xem lại và tải về hợp đồng đã có xác nhận ký kết của người tiêu dùng.
2. Nội dung hợp đồng bao gồm: các thông tin quy định tại khoản 1 Điều 37 của Luật này; tên, địa chỉ, số điện thoại, phương thức liên hệ khác (nếu có) của người tiêu dùng; quyền và nghĩa vụ của các bên.
Trường hợp có nhiều bên tham gia thực hiện hợp đồng, nội dung hợp đồng phải xác định rõ chủ thể, quyền và nghĩa vụ của từng chủ thể.
3. Trường hợp tổ chức, cá nhân kinh doanh cung cấp không chính xác hoặc không đầy đủ thông tin quy định tại khoản 1 Điều 37 của Luật này, người tiêu dùng có quyền sau đây:
a) Thỏa thuận lựa chọn cách thức xử lý hợp đồng với tổ chức, cá nhân kinh doanh;
...
Như vậy, khi giao dịch từ xa với người tiêu dùng, cá nhân kinh doanh có trách nhiệm thực hiện các biện pháp bảo đảm sau đây:
- Cung cấp chính xác, đầy đủ nội dung hợp đồng để người tiêu dùng nghiên cứu trước khi giao kết hợp đồng;
- Người tiêu dùng trao đổi, làm rõ nội dung hợp đồng và xác nhận đồng ý giao kết hợp đồng;
- Người tiêu dùng xem lại và tải về hợp đồng đã có xác nhận ký kết của người tiêu dùng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải về 05 biểu mẫu về điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ mới nhất theo Nghị định 135?
- Hàng hóa xuất nhập khẩu bị hư hỏng thì không phải nộp thuế đúng không? 23 trường hợp được miễn thuế xuất nhập khẩu?
- Gợi ý kết quả khắc phục những hạn chế khuyết điểm của chi bộ tại báo cáo kiểm điểm chi bộ mới nhất?
- Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2021 2030 nêu phương hướng nhiệm vụ giải pháp: Xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, phòng thủ quân khu thành khu vực gì?
- Báo cáo thành tích cá nhân Bí thư chi bộ cuối năm 2024? Tải báo cáo thành tích của Bí thư chi bộ thôn cuối năm?