Giao dịch điện tử trong hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước là gì? Giao dịch này được thực hiện qua các trang nào?
Giao dịch điện tử trong hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước là gì?
Giao dịch điện tử trong hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước được giải thích tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 87/2021/TT-BTC như sau:
Giao dịch điện tử trong hoạt động nghiệp vụ KBNN là các giao dịch điện tử giữa KBNN với các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan và trong nội bộ hệ thống KBNN trong các hoạt động nghiệp vụ của KBNN: quản lý quỹ ngân sách nhà nước, các quỹ tài chính nhà nước; quản lý ngân quỹ nhà nước; tổng kế toán nhà nước; huy động vốn cho ngân sách nhà nước và cho đầu tư phát triển thông qua hình thức phát hành trái phiếu Chính phủ theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định trên thì giao dịch điện tử trong hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước là các giao dịch điện tử giữa Kho bạc Nhà nước với các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan và trong nội bộ hệ thống Kho bạc Nhà nước trong các hoạt động nghiệp vụ của Kho bạc Nhà nước:
- Quản lý quỹ ngân sách nhà nước, các quỹ tài chính nhà nước;
- Quản lý ngân quỹ nhà nước;
- Tổng kế toán nhà nước;
- Huy động vốn cho ngân sách nhà nước và cho đầu tư phát triển thông qua hình thức phát hành trái phiếu Chính phủ theo quy định của pháp luật.
Giao dịch điện tử trong hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước là gì? (Hình từ Internet)
Giao dịch điện tử trong hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước được thực hiện qua các trang nào?
Giao dịch điện tử trong hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước được thực hiện qua các trang được quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 87/2021/TT-BTC như sau:
Giao dịch điện tử qua Cổng thông tin điện tử và các trang thông tin điện tử của KBNN
1. Giao dịch điện tử trong hoạt động nghiệp vụ KBNN được thực hiện qua các trang thông tin điện tử tích hợp của Cổng thông tin điện tử của KBNN quy định tại Điều 5 Thông tư này bao gồm:
a) Giao dịch điện tử liên quan đến việc tiếp nhận và giải quyết các thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực KBNN trên môi trường điện tử;
b) Các giao dịch điện tử liên quan đến việc giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử trong hoạt động nghiệp vụ KBNN;
c) Giao dịch chia sẻ dữ liệu số trong hoạt động nghiệp vụ KBNN;
d) Các giao dịch điện tử khác trong hoạt động nghiệp vụ KBNN.
2. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân truy cập vào Cổng thông tin điện tử và các trang thông tin điện tử của KBNN qua trình duyệt web hoặc ứng dụng di động của KBNN.
3. Cổng thông tin điện tử và các trang thông tin điện tử của KBNN tiếp nhận chứng từ điện tử liên tục 24 giờ trong ngày và 7 ngày trong tuần, bao gồm ngày nghỉ, ngày lễ, ngày Tết, trừ trường hợp có quy định khác về thời hạn nhận chứng từ hoặc trong các trường hợp hệ thống của KBNN đang bảo trì, nâng cấp hoặc gặp sự cố kỹ thuật, không thể vận hành. Trường hợp bảo trì, nâng cấp hệ thống, KBNN thông báo cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân trước ít nhất 03 ngày trên Trang thông tin điện tử của KBNN hoặc bằng thư điện tử đến cơ quan, tổ chức, cá nhân.
4. Trước khi thực hiện giao dịch điện tử trong hoạt động nghiệp vụ KBNN qua các trang thông tin điện tử của KBNN, cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện định danh và xác thực điện tử theo quy định của pháp luật về định danh và xác thực điện tử.
Như vậy, theo quy định trên thì giao dịch điện tử trong hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước được thực hiện qua các trang thông tin điện tử tích hợp của Cổng thông tin điện tử của Kho bạc Nhà nước quy định tại Điều 5 Thông tư này bao gồm:
- Giao dịch điện tử liên quan đến việc tiếp nhận và giải quyết các thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực Kho bạc Nhà nước trên môi trường điện tử;
- Các giao dịch điện tử liên quan đến việc giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử trong hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước;
- Giao dịch chia sẻ dữ liệu số trong hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước;
- Các giao dịch điện tử khác trong hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước.
Khi thực hiện giao dịch điện tử trong hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước mà gặp sự cố thì xử lý như thế nào?
Khi thực hiện giao dịch điện tử trong hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước mà gặp sự cố thì xử lý theo quy định tại Điều 19 Thông tư 87/2021/TT-BTC như sau:
Xử lý sự cố trong quá trình thực hiện giao dịch điện tử trong hoạt động nghiệp vụ KBNN
1. Trường hợp gặp sự cố trong quá trình thực hiện giao dịch điện tử trong hoạt động nghiệp vụ KBNN mà do lỗi hệ thống hạ tầng kỹ thuật của cơ quan, tổ chức, cá nhân, thì cơ quan, tổ chức, cá nhân đó phải tự khắc phục sự cố. Trong thời gian chưa khắc phục được sự cố, các cơ quan, tổ chức, cá nhân phải thực hiện thông báo cho KBNN bằng văn bản.
2. Trường hợp gặp sự cố do lỗi tại hệ thống thông tin của KBNN, KBNN thông báo cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan được biết về sự cố của hệ thống và thời gian hệ thống tiếp tục vận hành trên Cổng thông tin điện tử KBNN và các kênh thông tin khác của KBNN.
3. Trong thời gian chưa khắc phục được sự cố quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện giao dịch trực tiếp tại KBNN, trừ trường hợp có quy định hoặc thỏa thuận khác.
Theo đó, khi thực hiện giao dịch điện tử trong hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước mà gặp sự cố thì xử lý theo các quy định như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách viết Biên bản họp đánh giá chất lượng Đảng viên cuối năm? Các bước đánh giá chất lượng Đảng viên như thế nào?
- Cá nhân buôn bán hàng hóa đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế hay đăng ký thuế thông qua cơ chế một cửa?
- Tải mẫu Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo viên của cơ sở giáo dục phổ thông mới nhất? Ai có trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện?
- Mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể thường trực HĐND xã mới nhất chuẩn Hướng dẫn 25? Tải về mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể?
- Người lao động được hưởng BHXH một lần khi bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên không? Thời điểm được chi trả BHXH một lần là khi nào?