Giao dịch dân sự có được thanh toán bằng vàng không? Nếu không thì khi sử dụng sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?

Tôi có câu hỏi là giao dịch dân sự có được thanh toán bằng vàng không? Nếu không thì khi sử dụng sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào? Mong nhận được câu trả lời sớm. Câu hỏi của anh Đ.P đến từ Bình Dương.

Giao dịch dân sự có được thanh toán bằng vàng không?

Giao dịch dân sự có được thanh toán bằng vàng không, thì theo quy định tại Điều 19 Nghị định 24/2012/NĐ-CP như sau:

Hành vi vi phạm trong hoạt động kinh doanh vàng
Hành vi vi phạm các quy định của pháp luật trong hoạt động kinh doanh vàng bao gồm:
1. Hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh do Ngân hàng Nhà nước cấp.
2. Hoạt động kinh doanh mua, bán vàng miếng; xuất khẩu, nhập khẩu vàng nguyên liệu không có giấy phép do Ngân hàng Nhà nước cấp.
3. Mang theo vàng khi xuất cảnh, nhập cảnh của cá nhân vượt mức quy định không có giấy phép do Ngân hàng Nhà nước cấp.
4. Sử dụng vàng làm phương tiện thanh toán.
5. Hoạt động sản xuất vàng miếng trái với quy định tại Nghị định này.
6. Hoạt động kinh doanh vàng khác khi chưa được Thủ tướng Chính phủ cho phép và Ngân hàng Nhà nước cấp giấy phép.
7. Vi phạm các quy định khác tại Nghị định này và các quy định của pháp luật khác có liên quan.

Theo quy định trên thì sử dụng vàng làm phương tiện thanh toán là hành vi vi phạm pháp luật.

Do đó, trong giao dịch dân sự không được thanh toán bằng vàng.

thanh toán bằng vàng

Giao dịch dân sự có được thanh toán bằng vàng không? (Hình từ Internet)

Hành vi sử dụng vàng để thanh toán trong giao dịch dân sự bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?

Hành vi sử dụng vàng để thanh toán trong giao dịch dân sự bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại điểm b khoản 1 và điểm b khoản 2 Điều 24 Nghị định 88/2019/NĐ-CP như sau:

Vi phạm quy định về hoạt động kinh doanh vàng
1. Phạt cảnh cáo đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Mua, bán vàng miếng với tổ chức tín dụng hoặc doanh nghiệp không có Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng;
b) Sử dụng vàng làm phương tiện thanh toán.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Mua, bán vàng miếng với tổ chức tín dụng hoặc doanh nghiệp không có Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng trong trường hợp tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần;
b) Sử dụng vàng làm phương tiện thanh toán trong trường hợp tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần.
3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không niêm yết công khai giá mua, giá bán vàng miếng tại địa điểm giao dịch theo quy định của pháp luật;
b) Vi phạm trách nhiệm của tổ chức tín dụng, doanh nghiệp hoạt động kinh doanh mua, bán vàng miếng khi có thay đổi về mạng lưới chi nhánh, địa điểm kinh doanh mua, bán vàng miếng theo quy định của pháp luật.

Theo đó tại khoản 3 Điều 3 Nghị định 88/2019/NĐ-CP quy định:

Hình thức xử phạt, mức phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền và biện pháp khắc phục hậu quả
3. Mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền:
b) Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân; mức phạt tiền đối với tổ chức có cùng một hành vi vi phạm hành chính bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân;

Như vậy, theo quy định trên thì hành vi sử dụng vàng để thanh toán trong giao dịch dân sự thì bị phạt cảnh cáo.

Nếu tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng (đối với cá nhân), từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng (tổ chức).

Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi sử dụng vàng để thanh toán trong giao dịch dân sự là bao lâu?

Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi sử dụng vàng để thanh toán trong giao dịch dân sự theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, được sửa đổi bởi điểm a khoản 4 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 quy định về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính như sau:

Thời hiệu xử lý vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được quy định như sau:
a) Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm, trừ các trường hợp sau đây:
Vi phạm hành chính về kế toán; hóa đơn; phí, lệ phí; kinh doanh bảo hiểm; quản lý giá; chứng khoán; sở hữu trí tuệ; xây dựng; thủy sản; lâm nghiệp; điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước; hoạt động dầu khí và hoạt động khoáng sản khác; bảo vệ môi trường; năng lượng nguyên tử; quản lý, phát triển nhà và công sở; đất đai; đê điều; báo chí; xuất bản; sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh hàng hóa; sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả; quản lý lao động ngoài nước thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm.
Vi phạm hành chính về thuế thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về quản lý thuế;
...

Theo đó, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi sử dụng vàng để thanh toán trong giao dịch dân sự là 01 năm.

Giao dịch dân sự
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Giao dịch dân sự vô hiệu.
Pháp luật
Người đại diện cố ý thực hiện giao dịch dân sự vượt quá phạm vi đại diện mà gây thiệt hại sẽ phải chịu trách nhiệm gì?
Pháp luật
Mẫu giấy nhận tiền trong giao dịch dân sự mới nhất? Mục đích lập giấy nhận tiền trong giao dịch dân sự là gì?
Pháp luật
Thời hạn bắt đầu và kết thúc trong giao dịch dân sự được xác định như thế nào theo quy định hiện nay?
Pháp luật
Mất xe ở quán cà phê, ai là người chịu trách nhiệm? Người gửi xe ở quán cà phê có quyền gì khi bị mất xe?
Pháp luật
Giao dịch dân sự do người đại diện xác lập vượt quá phạm vi đại diện có làm phát sinh nghĩa vụ của người được đại diện không?
Pháp luật
Người đại diện cho cá nhân khác có được nhân danh người được đại diện thực hiện giao dịch dân sự với chính mình không?
Pháp luật
Trả tiền thừa bằng kẹo có sai luật không? Điều kiện để một giao dịch dân sự có hiệu lực là gì?
Pháp luật
Bản ghi âm xác nhận mượn tiền có được xem là bằng chứng khi khởi kiện không? Có được cho vay tiền mà không có giấy tờ không?
Pháp luật
Quy định giao dịch dân sự vi phạm điều cấm theo Điều 123 BLDS năm 2015 được hiểu là điều cấm của luật hay cả luật và văn bản dưới luật?
Pháp luật
Hành vi pháp lý đơn phương là gì? So sánh giữa Hợp đồng và hành vi pháp lý đơn phương? Có gì giống và khác nhau?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Giao dịch dân sự
3,787 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Giao dịch dân sự

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Giao dịch dân sự

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào