Giảng viên về đấu thầu không báo cáo về tình hình hoạt động giảng dạy của mình thì sẽ bị xóa tên khỏi hệ thống mạng đấu thầu quốc gia đúng không?
- Giảng viên về đấu thầu phải gửi báo cáo hoạt động giảng dạy về đấu thầu về Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong thời hạn nào?
- Giảng viên về đấu thầu không báo cáo về tình hình hoạt động giảng dạy của mình thì sẽ bị xóa tên khỏi hệ thống mạng đấu thầu quốc gia?
- Ai có quyền ban hành quyết định xóa tên giảng viên về đấu thầu khỏi hệ thống mạng đấu thầu quốc gia?
Giảng viên về đấu thầu phải gửi báo cáo hoạt động giảng dạy về đấu thầu về Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong thời hạn nào?
Thời hạn mà giảng iên về đấu thầu phải gửi báo cáo hoạt động giảng dạy về đấu thầu về Bộ Kế hoạch và Đầu tư được quy định tại Điều 19 Thông tư 04/2019/TT-BKHĐT, được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 12 Thông tư 09/2019/TT-BKHĐT như sau:
Trách nhiệm của giảng viên đấu thầu
1. Giảng dạy theo đúng chương trình khung quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Thường xuyên cập nhật kiến thức, cơ chế, chính sách pháp luật về đấu thầu và pháp luật khác có liên quan.
3. Trước ngày 21 tháng 12 hàng năm, gửi báo cáo hoạt động giảng dạy về đấu thầu bằng văn bản về Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Nội dung báo cáo thực hiện theo Mẫu số 6 Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này, đồng thời gửi báo cáo dưới dạng tập tin (định dạng Word) đến địa chỉ daotaodauthau@mpi.gov.vn.
4. Báo cáo hoạt động giảng dạy về đấu thầu hằng năm được tính từ ngày 15 của tháng 12 năm trước kỳ báo cáo đến ngày 14 tháng 12 của năm báo cáo
Theo quy định trên, giảng viên về đấu thầu phải gửi báo cáo hoạt động giảng dạy về đấu thầu về Bộ Kế hoạch và Đầu tư trước ngày 21 tháng 12 hàng năm.
Giảng viên về đấu thầu (Hình từ Internet)
Giảng viên về đấu thầu không báo cáo về tình hình hoạt động giảng dạy của mình thì sẽ bị xóa tên khỏi hệ thống mạng đấu thầu quốc gia?
Trường hợp giảng viên về đấu thầu sẽ bị xóa tên khỏi hệ thống mạng đấu thầu quốc gia được quy định tại khoản 5 Điều 110 Nghị định 63/2014/NĐ-CP như sau:
Đăng ký, thẩm định, công nhận và xóa tên giảng viên về đấu thầu
1. Cá nhân đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 109 của Nghị định này lập hồ sơ đăng ký giảng viên về đấu thầu gửi đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư thành lập Hội đồng để thẩm định hồ sơ đăng ký của giảng viên về đấu thầu.
3. Giảng viên về đấu thầu được Hội đồng thẩm định đánh giá đáp ứng đầy đủ các yêu cầu quy định tại Điều 109 của Nghị định này sẽ được công nhận là giảng viên về đấu thầu và được đăng tải trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.
4. Giảng viên về đấu thầu có trách nhiệm sau đây:
a) Giảng dạy theo đúng chương trình khung do Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định;
b) Cập nhật kiến thức, cơ chế, chính sách pháp luật trong trường hợp có chính sách mới;
c) Định kỳ hàng năm báo cáo hoặc báo cáo theo yêu cầu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tình hình hoạt động giảng dạy về đấu thầu của mình.
5. Giảng viên về đấu thầu sẽ bị xóa tên khỏi hệ thống mạng đấu thầu quốc gia khi vi phạm một trong các quy định sau đây:
a) Không giảng dạy theo đúng chương trình khung do Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định;
b) Không thường xuyên cập nhật kiến thức, cơ chế, chính sách pháp luật trong trường hợp có chính sách mới;
c) Không báo cáo định kỳ hàng năm hoặc báo cáo đột xuất theo yêu cầu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tình hình hoạt động giảng dạy về đấu thầu của mình.
Theo đó, giảng viên về đấu thầu không báo cáo định kỳ hàng năm hoặc báo cáo đột xuất theo yêu cầu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tình hình hoạt động giảng dạy về đấu thầu của mình thì sẽ bị xóa tên khỏi hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.
Ai có quyền ban hành quyết định xóa tên giảng viên về đấu thầu khỏi hệ thống mạng đấu thầu quốc gia?
Quyền ban hành quyết định xóa tên giảng viên về đấu thầu khỏi hệ thống mạng đấu thầu quốc gia thuộc về cơ quan quy định tại Điều 112 Nghị định 63/2014/NĐ-CP như sau:
Trách nhiệm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong việc quản lý hoạt động đào tạo về đấu thầu
1. Xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu về giảng viên đấu thầu, cơ sở đào tạo, cá nhân được cấp chứng chỉ đào tạo, chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu.
2. Xây dựng và ban hành chương trình khung và tài liệu đào tạo về đấu thầu để áp dụng thống nhất trên phạm vi cả nước.
3. Hướng dẫn chi tiết về đăng ký, thẩm định và công nhận cơ sở đào tạo, giảng viên về đấu thầu.
4. Tổ chức các kỳ thi sát hạch để cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu.
5. Tổ chức đào tạo và cấp chứng chỉ cho giảng viên về đấu thầu.
6. Ban hành mẫu chứng chỉ chứng nhận giảng viên về đấu thầu, chứng chỉ đào tạo, chứng chỉ hành nghề.
7. Ban hành quyết định công nhận cơ sở đào tạo về đấu thầu đối với các cơ sở đào tạo đáp ứng yêu cầu quy định tại các Điểm a, b và c Khoản 1 Điều 19 của Luật Đấu thầu.
8. Ban hành quyết định công nhận giảng viên về đấu thầu đối với các cá nhân đáp ứng yêu cầu quy định tại Điều 109 của Nghị định này.
9. Ban hành quyết định xóa tên cơ sở đào tạo, giảng viên về đấu thầu vi phạm quy định tại Khoản 4 Điều 107 và Khoản 5 Điều 110 của Nghị định này.
10. Kiểm tra việc thực hiện, tuân thủ các quy định pháp luật về đấu thầu đối với cơ sở đào tạo và giảng viên.
11. Tổng hợp tình hình hoạt động đào tạo, bồi dưỡng của các cơ sở đào tạo, giảng viên thông qua báo cáo công tác đấu thầu của Bộ, ngành và địa phương, báo cáo của cơ sở đào tạo, giảng viên về đấu thầu.
Như vậy, Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan có quyền ban hành quyết định xóa tên giảng viên về đấu thầu khỏi hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo số hóa hồ sơ thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Mức tiền hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp bị Nhà nước thu hồi là bao nhiêu? Có được hỗ trợ vay vốn tín dụng khi bị thu hồi không?
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?
- Doanh nghiệp mua xe cũ của khách hàng để bán lại có cần sang tên xe từ khách hàng qua công ty không?
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?