Giảng viên dạy môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh trong chương trình đào tạo trình độ cao đẳng phải đạt trình độ chuẩn như thế nào?
- Giảng viên dạy môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh trong chương trình đào tạo trình độ cao đẳng phải đạt trình độ chuẩn như thế nào?
- Thời gian, lộ trình hoàn thành xây dựng, điều chỉnh đề án đào tạo giảng viên giáo dục quốc phòng và an ninh bảo đảm yêu cầu gì?
- Môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh trong chương trình đào tạo trình độ cao đẳng có phải là môn học bắt buộc không?
- Quản lý môn học và tổ chức dạy học môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh trong chương trình đào tạo trình độ cao đẳng được quy định như thế nào?
Giảng viên dạy môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh trong chương trình đào tạo trình độ cao đẳng phải đạt trình độ chuẩn như thế nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 6 Nghị định 13/2014/NĐ-CP quy định như sau:
Trình độ chuẩn giáo viên, giảng viên giáo dục quốc phòng và an ninh; thời gian, lộ trình hoàn thành
...
2. Giảng viên phải có một trong các trình độ chuẩn sau đây:
a) Có bằng cử nhân giáo dục quốc phòng và an ninh trở lên;
b) Cán bộ quân đội, công an có bằng tốt nghiệp đại học trở lên;
c) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành khác và chứng chỉ đào tạo giáo viên, giảng viên giáo dục quốc phòng và an ninh và chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm.
...
Theo đó, giảng viên phải có một trong các trình độ chuẩn sau đây:
- Có bằng cử nhân giáo dục quốc phòng và an ninh trở lên;
- Cán bộ quân đội, công an có bằng tốt nghiệp đại học trở lên;
- Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành khác và chứng chỉ đào tạo giáo viên, giảng viên giáo dục quốc phòng và an ninh và chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm.
Thời gian, lộ trình hoàn thành xây dựng, điều chỉnh đề án đào tạo giảng viên giáo dục quốc phòng và an ninh bảo đảm yêu cầu gì?
Theo điểm b khoản 3 Điều 6 Nghị định 13/2014/NĐ-CP quy định như sau:
Trình độ chuẩn giáo viên, giảng viên giáo dục quốc phòng và an ninh; thời gian, lộ trình hoàn thành
...
3. Thời gian, lộ trình hoàn thành
Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng, cơ quan, tổ chức liên quan xây dựng, điều chỉnh đề án đào tạo giáo viên, giảng viên giáo dục quốc phòng và an ninh bảo đảm:
a) Đến hết năm 2016 có trên 70%, hết năm 2020 có trên 90% giáo viên giáo dục quốc phòng và an ninh được đào tạo đạt trình độ chuẩn;
b) Đến hết năm 2016 có trên 50%, hết năm 2020 có trên 70% giảng viên giáo dục quốc phòng và an ninh được đào tạo đạt trình độ chuẩn.
Như vậy, Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng, cơ quan, tổ chức liên quan xây dựng, điều chỉnh đề án đào tạo giáo viên, giảng viên giáo dục quốc phòng và an ninh bảo đảm:
- Đến hết năm 2016 có trên 50%, hết năm 2020 có trên 70% giảng viên giáo dục quốc phòng và an ninh được đào tạo đạt trình độ chuẩn.
Giáo dục quốc phòng và an ninh (Hình từ Internet)
Môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh trong chương trình đào tạo trình độ cao đẳng có phải là môn học bắt buộc không?
Căn cứ Điều 2 Thông tư 10/2018/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
Vị trí môn học trong chương trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng
Môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh là môn học điều kiện, bắt buộc thuộc khối các môn học chung trong chương trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng.
Theo đó, môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh là môn học điều kiện, bắt buộc thuộc khối các môn học chung trong chương trình đào tạo trình độ cao đẳng.
Quản lý môn học và tổ chức dạy học môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh trong chương trình đào tạo trình độ cao đẳng được quy định như thế nào?
Tại Điều 9 Thông tư 10/2018/TT-BLĐTBXH quy định cụ thể:
Quản lý môn học và tổ chức dạy học
1. Việc tổ chức dạy học môn học được thực hiện theo kế hoạch của trường hoặc của trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh.
2. Các trường tổ chức dạy học thực hành kỹ thuật, chiến thuật, thuốc nổ và bắn đạn thật phải hợp đồng với cơ quan quân sự địa phương, đơn vị quân đội, công an để bảo đảm tuyệt đối an toàn về người, vũ khí, trang thiết bị.
3. Lớp học lý thuyết nếu bố trí lớp ghép phải phù hợp với phương pháp dạy học và điều kiện cụ thể của các trường, nhưng không quá 150 người; lớp học thực hành không quá 40 người.
Theo đó,
- Việc tổ chức dạy học môn học được thực hiện theo kế hoạch của trường hoặc của trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh.
- Các trường tổ chức dạy học thực hành kỹ thuật, chiến thuật, thuốc nổ và bắn đạn thật phải hợp đồng với cơ quan quân sự địa phương, đơn vị quân đội, công an để bảo đảm tuyệt đối an toàn về người, vũ khí, trang thiết bị.
- Lớp học lý thuyết nếu bố trí lớp ghép phải phù hợp với phương pháp dạy học và điều kiện cụ thể của các trường, nhưng không quá 150 người; lớp học thực hành không quá 40 người.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kinh phí khuyến công quốc gia đảm bảo chi cho những hoạt động khuyến công do cơ quan nào thực hiện?
- Người nộp thuế có được yêu cầu cơ quan quản lý thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình không?
- 1 năm có bao nhiêu tuần học? Nguyên tắc xây dựng kế hoạch thời gian năm học 2024 2025 của các địa phương ra sao?
- Trong hợp đồng EPC, nhà thầu có phải chịu bồi thường rủi ro tổn hại thân thể đối với bất cứ người nào do nguyên nhân thi công không?
- Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu cấm nhập khẩu được quy định như thế nào? Hồ sơ cấp Giấy phép quá cảnh hàng hóa bao gồm?