Giảng viên đại học được xét tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 cần đạt những tiêu chuẩn gì?
- Giảng viên đại học được xét tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 cần những tiêu chuẩn gì?
- Giảng viên đại học không được giao nhiệm vụ đào tạo tiến sĩ được thay thế bằng một trong những thành tích nào khi xét tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú?
- Giảng viên đại học đề nghị xét tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 cần chuẩn bị hồ sơ gồm những gì?
Giảng viên đại học được xét tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 cần những tiêu chuẩn gì?
Danh hiệu “Nhà giáo Ưu tú” được xét tặng ba năm một lần và công bố vào dịp kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20 tháng 11 theo quy định tại Điều 4 Nghị định 27/2015/NĐ-CP.
Giảng viên đại học được xét tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú và công bố vào dịp kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 khi đáp ứng các tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 9 Nghị định 27/2015/NĐ-CP dưới đây:
Tiêu chuẩn danh hiệu “Nhà giáo Ưu tú”
Danh hiệu “Nhà giáo Ưu tú” được xét tặng cho các đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 2 Nghị định này và đạt các tiêu chuẩn cụ thể sau:
1. Trung thành với Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị, tổ chức, địa phương nơi cư trú.
2. Có phẩm chất đạo đức tốt, tâm huyết, tận tụy với nghề, là tấm gương sáng, là nhà giáo mẫu mực, tiêu biểu, xuất sắc có ảnh hưởng rộng rãi trong ngành và xã hội, được người học, đồng nghiệp và nhân dân kính trọng; đi đầu trong việc đổi mới quản lý giáo dục, phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá; quản lý, giảng dạy đạt chất lượng, hiệu quả cao.
3. Đã 07 lần được tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” hoặc 07 lần được tặng danh hiệu giáo viên, giảng viên dạy giỏi cùng cấp hoặc 07 lần được tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” và giáo viên, giảng viên dạy giỏi cùng cấp, trong đó có lần liền kề năm đề nghị xét tặng; 01 lần được tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh, bộ hoặc danh hiệu giáo viên, giảng viên dạy giỏi cấp tỉnh, bộ; 01 lần được tặng Bằng khen cấp tỉnh, bộ.
Đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, các huyện nghèo được áp dụng hưởng chính sách như quy định đối với vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn: Đã 05 lần được tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” hoặc 05 lần được tặng danh hiệu giáo viên dạy giỏi cùng cấp hoặc 05 lần được tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” và giáo viên dạy giỏi cùng cấp, trong đó có lần liền kề năm đề nghị xét tặng.
4. Tài năng sư phạm, sáng kiến hoặc đề tài nghiên cứu khoa học được quy định cụ thể với từng đối tượng như sau:
...
e) Giảng viên các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp trình độ cao đẳng:
Giảng dạy, hướng dẫn sinh viên, học viên đổi mới phương pháp học tập, nghiên cứu khoa học, thực hành, thực tập đạt chất lượng và hiệu quả cao; có nhiều đóng góp trong việc đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy học;
Chủ trì 03 sáng kiến hoặc 02 đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh, bộ hoặc 02 nhánh đề tài nghiên cứu khoa học cấp quốc gia được hội đồng sáng kiến, hội đồng khoa học cấp tỉnh, bộ, cấp quốc gia nghiệm thu, được ứng dụng vào thực tiễn đem lại hiệu quả thiết thực; chủ biên 01 giáo trình hoặc tham gia biên soạn 02 giáo trình môn học được sử dụng trong giảng dạy, hoặc tác giả của 01 sách chuyên khảo hoặc tác giả chính 02 sách chuyên khảo; tác giả chính 05 bài báo khoa học được đăng trên các tạp chí khoa học chuyên ngành trong nước hoặc quốc tế;
Giảng viên các đại học, trường đại học, học viện, viện khoa học có đào tạo trình độ tiến sĩ đạt các tiêu chuẩn quy định tại Điểm này và hướng dẫn chính 02 nghiên cứu sinh bảo vệ thành công luận án tiến sĩ hoặc hướng dẫn 05 học viên cao học bảo vệ thành công luận văn thạc sĩ, bác sĩ chuyên khoa cấp II, bác sĩ nội trú.
...
5. Nhà giáo có thời gian trực tiếp nuôi dạy, giảng dạy từ 15 năm trở lên. Cán bộ quản lý giáo dục có thời gian công tác trong ngành từ 20 năm trở lên, trong đó có 10 năm trở lên trực tiếp nuôi dạy, giảng dạy.
Như vậy, giảng viên đại học được xét tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú nhân và công bố vào dịp kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 cần đáp ứng các tiêu chuẩn cụ thể trên.
Xét tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 cho giảng viên đại học (Hình từ Internet)
Giảng viên đại học không được giao nhiệm vụ đào tạo tiến sĩ được thay thế bằng một trong những thành tích nào khi xét tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú?
Giảng viên đại học không được giao nhiệm vụ đào tạo tiến sĩ được thay thế bằng một trong những thành tích được quy định tại khoản 4 Điều 10 Nghị định 27/2015/NĐ-CP như sau:
Các thành tích được thay thế tiêu chuẩn sáng kiến, đào tạo tiến sĩ áp dụng xét tặng danh hiệu “Nhà giáo Ưu tú”
1. Nhà giáo trực tiếp giảng dạy, bồi dưỡng được 01 học sinh, sinh viên đoạt Huy chương Vàng, Bạc, Đồng hoặc đạt giải Nhất, Nhì, Ba trong các kỳ thi quốc tế; giải Nhất, Nhì, Ba trong các kỳ thi quốc gia được tính là có 01 sáng kiến cấp tỉnh, bộ.
2. Nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tham gia biên soạn chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông đã được nghiệm thu, được tính là có sáng kiến cấp tỉnh, bộ.
3. Nhà giáo đạt giải Nhất trong các hội thi tay nghề ở cấp nào thì được tính là có sáng kiến ở cấp đó.
4. Giảng viên các đại học, trường đại học, học viện không được giao nhiệm vụ đào tạo tiến sĩ được thay thế bằng một trong những thành tích sau:
Hướng dẫn 03 sinh viên đoạt Huy chương Vàng, Bạc, Đồng hoặc đạt giải Nhất, Nhì, Ba trong các kỳ thi quốc tế; hướng dẫn 05 sinh viên đoạt Huy chương Vàng, Bạc, Đồng hoặc đạt giải Nhất, Nhì, Ba trong các kỳ thi quốc gia; hướng dẫn 05 công trình nghiên cứu khoa học của sinh viên đạt giải “Tài năng khoa học trẻ” hoặc “Giải thưởng Tuổi trẻ sáng tạo” cấp bộ.
5. Nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục giảng dạy các ngành, chuyên ngành đặc thù được tính thay thế tiêu chuẩn sáng kiến theo quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
Theo quy định trên, khi xét tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú, giảng viên đại học không được giao nhiệm vụ đào tạo tiến sĩ được thay thế bằng một trong những thành tích sau:
- Hướng dẫn 03 sinh viên đoạt Huy chương Vàng, Bạc, Đồng hoặc đạt giải Nhất, Nhì, Ba trong các kỳ thi quốc tế;
- Hướng dẫn 05 sinh viên đoạt Huy chương Vàng, Bạc, Đồng hoặc đạt giải Nhất, Nhì, Ba trong các kỳ thi quốc gia;
- Hướng dẫn 05 công trình nghiên cứu khoa học của sinh viên đạt giải “Tài năng khoa học trẻ” hoặc “Giải thưởng Tuổi trẻ sáng tạo” cấp bộ.
Giảng viên đại học đề nghị xét tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 cần chuẩn bị hồ sơ gồm những gì?
Hồ sơ xét tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú của cá nhân được quy định tại khoản 1 Điều 17 Nghị định 27/2015/NĐ-CP như sau:
Hồ sơ xét tặng danh hiệu “Nhà giáo Nhân dân”, “Nhà giáo Ưu tú”
1. Hồ sơ đề nghị xét tặng của cá nhân gồm:
a) Bản khai thành tích đề nghị xét tặng danh hiệu “Nhà giáo Nhân dân”, “Nhà giáo Ưu tú” theo Mẫu số 01 tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Các tài liệu chứng minh thành tích cống hiến trong hoạt động chuyên môn, nghiên cứu khoa học và những đóng góp đối với sự nghiệp giáo dục và đào tạo gồm bản sao: Giấy chứng nhận của cơ quan quản lý có thẩm quyền đối với sáng kiến; biên bản nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học; trang bìa giáo trình có ghi tên tác giả và nhà xuất bản; bằng chứng nhận các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng có liên quan đến tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Nhà giáo Nhân dân”, “Nhà giáo Ưu tú”; danh mục bài báo khoa học đăng trên tạp chí khoa học chuyên ngành trong nước hoặc quốc tế.
...
Theo đó, hồ sơ xét tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú cho giảng viên đại học nhân dịp kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 gồm:
- Bản khai thành tích đề nghị xét tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú cho giáo viên trung học cơ sở nhân dịp kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 theo Mẫu số 01 tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 27/2015/NĐ-CP;
Tải về mẫu Bản khai thành tích đề nghị xét tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú cho giáo viên trung học cơ sở nhân dịp kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 tại đây.
- Các tài liệu chứng minh thành tích cống hiến trong hoạt động chuyên môn, nghiên cứu khoa học và những đóng góp đối với sự nghiệp giáo dục và đào tạo gồm bản sao:
+ Giấy chứng nhận của cơ quan quản lý có thẩm quyền đối với sáng kiến;
+ Biên bản nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học;
+ Trang bìa giáo trình có ghi tên tác giả và nhà xuất bản;
+ Bằng chứng nhận các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng có liên quan đến tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Nhà giáo Ưu tú”;
+ Danh mục bài báo khoa học đăng trên tạp chí khoa học chuyên ngành trong nước hoặc quốc tế.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức, cá nhân không niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ trong kinh doanh bị xử phạt bao nhiêu tiền từ 12/7/2024?
- Dấu dưới hình thức chữ ký số có phải là dấu của doanh nghiệp? Làm giả con dấu của doanh nghiệp bị phạt bao nhiêu tiền?
- Chủ hàng hóa quá cảnh có phải nộp lệ phí hải quan và các loại phí khác cho hàng hóa quá cảnh của mình không?
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13929:2024 về Bê tông - Phương pháp thử tăng tốc Cacbonat hóa thế nào?
- Mức ưu đãi trong lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất? Quy định về việc quản lý nguồn thu lựa chọn nhà đầu tư?