Giảng viên cơ sở giáo dục đại học được bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về những nội dung gì? Khi tham gia bồi dưỡng có phải đóng học phí không?
Giảng viên đại học được bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về những nội dung gì?
Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giảng viên đại học (Hình từ Internet)
Theo quy định tại Điều 4 Quy định bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giảng viên cơ sở giáo dục đại học ban hành kèm theo Thông tư 20/2013/TT-BGDĐT thì nội dung bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giảng viên đại học bao gồm:
- Bồi dưỡng nâng cao trình độ:
+ Các vấn đề mới về giáo dục đại học ở Việt Nam, các xu hướng phát triển của giáo dục đại học trên thế giới và các lĩnh vực liên quan;
+ Bồi dưỡng, cập nhật thường xuyên kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, nghiên cứu khoa học, phương pháp giảng dạy chuyên ngành đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
- Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh:
+ Các vấn đề về chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn của giảng viên;
+ Các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về giáo dục đại học;
+ Các vấn đề phát triển nghề nghiệp (như: ngoại ngữ, công nghệ thông tin, phương pháp giảng dạy, nghiên cứu khoa học, xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình, tài liệu tham khảo,…).
- Bồi dưỡng theo yêu cầu thay đổi công việc: những vấn đề quản lí nhà nước về giáo dục bao gồm những quy định về chức trách, nhiệm vụ của giảng viên; những kiến thức đổi mới trong quản lí nhà nước về giáo dục đào tạo,...
Và tại Điều 7 Quy định bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giảng viên cơ sở giáo dục đại học ban hành kèm theo Thông tư 20/2013/TT-BGDĐT quy định về các hình thức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giảng viên cơ sở giáo dục đại học như sau:
- Căn cứ điều kiện, yêu cầu của nội dung bồi dưỡng có thể tổ chức các lớp bồi dưỡng theo hình thức tập trung (dài hạn, ngắn hạn) tại cơ sở được giao nhiệm vụ tổ chức bồi dưỡng.
- Với một số nội dung bồi dưỡng nâng cao trình độ đã có nhiều tài liệu, có thể hướng dẫn để học viên tự nghiên cứu, bồi dưỡng tại cơ sở.
Chương trình bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giảng viên cơ sở giáo dục đại học như thế nào?
Tại Điều 5 Quy định bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giảng viên cơ sở giáo dục đại học ban hành kèm theo Thông tư 20/2013/TT-BGDĐT quy định về chương trình bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giảng viên cơ sở giáo dục đại học như sau:
- Chương trình bồi dưỡng thể hiện mục tiêu, nội dung bồi dưỡng, quy định kiến thức, kỹ năng, phương pháp bồi dưỡng, cách thức đánh giá kết quả bồi dưỡng.
- Chương trình bồi dưỡng giảng viên gồm các loại: bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức vụ quản lý, bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh giảng viên và bồi dưỡng thường xuyên nhằm bổ sung, cập nhật kiến thức, kỹ năng phục vụ hoạt động nghề nghiệp.
Chương trình bồi dưỡng phải thể hiện đầy đủ các nội dung bồi dưỡng và được soạn thành bài giảng theo các nội dung bồi dưỡng.
- Chương trình, tài liệu bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh giảng viên do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức xây dựng và ban hành sau khi có ý kiến thẩm định của Bộ Nội vụ.
Chương trình bồi dưỡng thường xuyên do cơ sở bồi dưỡng tổ chức xây dựng, biên soạn trên cơ sở các nội dung bồi dưỡng quy định trong Quy định bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giảng viên cơ sở giáo dục đại học ban hành kèm theo Thông tư 20/2013/TT-BGDĐT và phải được Hội đồng thẩm định có đủ thẩm quyền phê duyệt.
Chương trình bồi dưỡng giảng viên theo tiêu chuẩn chức vụ quản lý do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định.
Giảng viên cơ sở giáo dục đại học tham gia chương trình bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ có phải đóng học phí không?
Căn cứ Điều 15 Quy định bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giảng viên cơ sở giáo dục đại học ban hành kèm theo Thông tư 20/2013/TT-BGDĐT quy định về kinh phí tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giảng viên cơ sở giáo dục đại học như sau:
Kinh phí
1. Kinh phí tổ chức bồi dưỡng bao gồm:
a) Kinh phí hỗ trợ từ ngân sách nhà nước đối với các đối tượng thuộc cơ sở giáo dục đại học công lập được cử đi bồi dưỡng thường xuyên nhằm bổ sung, cập nhật kiến thức, kỹ năng phục vụ hoạt động nghề nghiệp hoặc thay đổi công tác;
b) Học phí do các đối tượng học bồi dưỡng theo tiêu chuẩn hạng viên chức quy định tại khoản 2 Điều 2 của Thông tư này và giảng viên của các cơ sở giáo dục đại học công lập chi trả từ ngân sách bồi dưỡng; các giảng viên ngoài công lập phải đóng theo quy định của cơ sở bồi dưỡng.
2. Hàng năm, cơ sở bồi dưỡng phải báo cáo quyết toán khoản kinh phí này theo quy định hiện hành.
Theo đó, việc đóng học phí của giảng viên cơ sở giáo dục đại học tham gia chương trình bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ được quy định như sau:
- Học phí do các đối tượng học bồi dưỡng theo tiêu chuẩn hạng viên chức quy định tại khoản 2 Điều 2 Quy định bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giảng viên cơ sở giáo dục đại học ban hành kèm theo Thông tư 20/2013/TT-BGDĐT và giảng viên của các cơ sở giáo dục đại học công lập chi trả từ ngân sách bồi dưỡng;
- Còn đối với các giảng viên ngoài công lập phải đóng theo quy định của cơ sở bồi dưỡng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 26 tháng 11 là ngày gì? Ngày 26 tháng 11 năm 2024 là ngày bao nhiêu âm lịch? Ngày 26 tháng 11 năm 2024 là thứ mấy?
- Báo cáo tổng kết chi hội Cựu chiến binh thôn, xã, khu dân cư năm 2024? Mẫu báo cáo tổng kết chi hội Cựu chiến binh 2024?
- Những thông tin về an toàn lao động có bắt buộc phải được công khai rộng rãi đến công chúng không?
- Lời dẫn chương trình kiểm điểm Đảng viên cuối năm 2024 ngắn gọn? Bản kiểm điểm Đảng viên năm 2024 mẫu 2A, mẫu 2B?
- Tặng cho nhà ở có bắt buộc phải lập thành văn bản không? Nhận tặng cho nhà ở có bắt buộc phải đi đăng ký quyền sở hữu không?