Giảng viên cơ hữu của Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán phải đáp ứng những tiêu chuẩn gì?
- Giảng viên cơ hữu của Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán phải đáp ứng những tiêu chuẩn gì?
- Giảng viên cơ hữu của Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán có các trách nhiệm như thế nào?
- Giảng viên cơ hữu của Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán được hưởng chế độ, chính sách như thế nào?
Giảng viên cơ hữu của Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán phải đáp ứng những tiêu chuẩn gì?
Theo khoản 2 Điều 5 Quy định về giảng viên của Kiểm toán nhà nước Ban hành kèm theo Quyết định 479/QĐ-KTNN năm 2019 quy định như sau:
Tiêu chuẩn của giảng viên
...
2. Tiêu chuẩn cụ thể đối với giảng viên cơ bản
Ngoài các tiêu chuẩn chung, giảng viên cơ hữu của Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán phải đáp ứng tiêu chuẩn quy định tại Điều 13 của Thông tư 01/2018/TT-BNV ngày 08/01/2018 của Bộ Nội vụ về Hướng dẫn một số điều của Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.
Theo quy định trên, ngoài các tiêu chuẩn chung, giảng viên cơ hữu của Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán phải đáp ứng tiêu chuẩn quy định tại Điều 13 Thông tư 01/2018/TT-BNV, tuy nhiên, quy định này đã hết hiệu lực và được thay thế bởi Điều 13 Thông tư 03/2023/TT-BNV, cụ thể:
Tiêu chuẩn
1. Giảng viên cao cấp:
a) Có bằng tiến sĩ phù hợp với vị trí việc làm, chuyên môn, chuyên ngành giảng dạy.
b) Có trình độ lý luận chính trị theo quy định.
c) Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên đại học.
d) Sử dụng được công nghệ thông tin và ngoại ngữ theo yêu cầu của vị trí việc làm.
2. Giảng viên chính:
a) Có bằng thạc sĩ trở lên phù hợp với vị trí việc làm, chuyên môn, chuyên ngành giảng dạy.
b) Có trình độ lý luận chính trị theo quy định.
c) Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên đại học.
d) Sử dụng được công nghệ thông tin và ngoại ngữ theo yêu cầu của vị trí việc làm.
3. Giảng viên:
a) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên phù hợp với vị trí việc làm, chuyên môn, chuyên ngành giảng dạy.
b) Có trình độ lý luận chính trị theo quy định.
c) Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên đại học.
d) Sử dụng được công nghệ thông tin và ngoại ngữ theo yêu cầu của vị trí việc làm.
Giảng viên cơ hữu của Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán (Hình từ Internet)
Giảng viên cơ hữu của Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán có các trách nhiệm như thế nào?
Theo khoản 2 Điều 6 Quy định về giảng viên của Kiểm toán nhà nước Ban hành kèm theo Quyết định 479/QĐ-KTNN năm 2019 quy định như sau:
Trách nhiệm của giảng viên
...
2. Trách nhiệm cụ thể của giảng viên cơ hữu của Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán thực hiện theo quy định tại Điều 14, Điều 15, Điều 16 và Điều 17 của Thông tư 01/2018/TT-BNV ngày 08/01/2018 của Bộ Nội vụ.
Theo đó, trách nhiệm cụ thể của giảng viên cơ hữu của Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán thực hiện theo quy định tại Điều 14, Điều 15, Điều 16 và Điều 17 Thông tư 01/2018/TT-BNV, tuy nhiên, quy định này đã hết hiệu lực và được thay thế bởi các Điều tương ứng sau:
- Nhiệm vụ giảng dạy quy định tại Điều 15 Thông tư 03/2023/TT-BNV.
- Nhiệm vụ nghiên cứu khoa học quy định tại Điều 16 Thông tư 03/2023/TT-BNV.
- Nhiệm vụ tham gia công tác quản lý đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học, công tác đảng, đoàn thể và các hoạt động khác quy định tại Điều 17 Thông tư 03/2023/TT-BNV.
- Nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng quy định tại Điều 18 Thông tư 03/2023/TT-BNV.
Giảng viên cơ hữu của Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán được hưởng chế độ, chính sách như thế nào?
Theo khoản 7 Điều 7 Quy định về giảng viên của Kiểm toán nhà nước Ban hành kèm theo Quyết định 479/QĐ-KTNN năm 2019 quy định như sau:
Quyền lợi của giảng viên
1. Được cơ sở đào tạo, bồi dưỡng mời tham gia giảng dạy sắp xếp, bố trí, tạo điều kiện về phương tiện và trang thiết bị phục vụ cho công tác giảng dạy; được đơn vị trực tiếp quản lý tạo điều kiện về thời gian và các điều kiện khác để tham gia xây dựng chương trình, biên soạn tài liệu, giáo trình và giảng dạy tại Kiểm toán nhà nước.
2. Được đào tạo bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, bồi dưỡng phương pháp sư phạm đảm bảo đáp ứng yêu cầu công tác giảng dạy; tham gia các hội thảo, tọa đàm khoa học thuộc lĩnh vực giảng dạy; tham gia sinh hoạt chuyên môn, nghiệp vụ và được tạo điều kiện nghiên cứu khoa học tại Kiểm toán nhà nước.
3. Được hưởng thù lao giảng dạy, thù lao xây dựng chương trình, biên soạn tài liệu đào tạo, bồi dưỡng và các chế độ, quyền lợi khác theo quy định của Nhà nước và Kiểm toán nhà nước.
4. Được quyền trao đổi để thống nhất với Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán về thời gian tham gia giảng dạy để đảm bảo cùng hoàn thành nhiệm vụ tại đơn vị công tác và nhiệm vụ giảng dạy.
5. Khối lượng, chất lượng, kết quả giảng dạy cũng như kết quả tham gia xây dựng chương trình, biên soạn tài liệu của giảng viên là một trong những căn cứ để đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, xét thi đua, khen thưởng hàng năm; là điều kiện ưu tiên khi xét thi nâng ngạch, quy hoạch và bổ nhiệm đối với cán bộ, công chức, viên chức.
6. Được áp dụng xét phong tặng danh hiệu “Nhà giáo nhân dân”, “Nhà giáo ưu tú”, xét bổ nhiệm, miễn nhiệm chức danh Giáo sư, Phó giáo sư theo các quy định của Nhà nước như đối với giảng viên đại học theo quy định tại Khoản 3, Điều 23 của Thông tư số 01/2018/TT-BNV ngày 08/01/2018 của Bộ Nội vụ.
7. Giảng viên cơ hữu của Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán được hưởng chế độ, chính sách như giảng viên trong cơ sở giáo dục đại học.
Theo quy định trên, giảng viên cơ hữu của Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán được hưởng chế độ, chính sách như giảng viên trong cơ sở giáo dục đại học.
Lưu ý: Quy định trên không áp dụng đối với giảng viên được mời từ các cơ quan, đơn vị bên ngoài Kiểm toán nhà nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm của em đối với người thân chọn lọc? Đặc điểm môn Ngữ Văn trong chương trình GDPT 2018 là gì?
- Người sử dụng dịch vụ bưu chính cung cấp thông tin về bưu gửi không đầy đủ theo yêu cầu của dịch vụ sẽ bị xử phạt bao nhiêu?
- Danh sách người bán hàng online vi phạm quyền lợi người tiêu dùng được niêm yết tại đâu? Thời hạn công khai danh sách?
- Tiền bồi thường về đất ở không đủ so với giá trị của một suất tái định cư tối thiểu thì được Nhà nước hỗ trợ thế nào theo Luật Đất đai mới?
- Biên tập viên hạng 1 lĩnh vực xuất bản chỉ đạo việc phối hợp giữa biên tập viên các bộ phận nào để bản thảo đi in đạt yêu cầu chất lượng xuất bản phẩm?